Làm thế nào để khắc phục tính nhút nhát
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 120.04 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bạn còn nhớ cảm giác khi đứng phát biểu trước cả lớp thời tiểu học? Bạn luôn cảm thấy lo lắng, miệng khô khốc và tim đập mạnh. Đối với nhiều người, tình trạng này có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Bản tính rụt rè, lo sợ và nhút nhát đôi khi sẽ là rào cản trên con đường đi đến thành công của bạn. Người ta thường nói, cuộc chiến khó khăn và cam go nhất là cuộc chiến đấu với chính bản thân mình. Vậy làm thế nào để bạn có thể chiến thắng bản thân,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để khắc phục tính nhút nhát Làm thế nào để khắc phục tính nhút nhát Bạn còn nhớ cảm giác khi đứng phát biểu trước cả lớp thời tiểu học? Bạn luôn cảm thấy lo lắng, miệng khô khốc và tim đập mạnh. Đối với nhiều người, tình trạng này có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Bản tính rụt rè, lo sợ và nhút nhát đôi khi sẽ là rào cản trên con đường đi đến thành công của bạn. Người ta thường nói, cuộc chiến khó khăn và cam go nhất là cuộc chiến đấu với chính bản thân mình. Vậy làm thế nào để bạn có thể chiến thắng bản thân, hạ gục những tật xấu và cả tính nhút nhát, lo sợ? Hãy để Stylist.vn mở đường cho bạn với 7 bí quyết giúp vượt qua rào cản của sự rụt rè và nhút nhát. 1. Tập nói ra những điều mình suy nghĩ Mọi người không thể đọc được suy nghĩ của chính bạn. Do đó, hãy nói ra khi bạn cảm thấy cần thiết phải hỏi hoặc cần được tư vấn. Bạn sẽ nhận thấy rằng mọi người thân thiện hơn tưởng tượng. Hãy nhớ rằng bạn cũng giống như họ, đều là những con người và họ cũng chẳng thể làm hại hay “ăn thịt” bạn. Vì vậy, hãy chia sẻ và nói ra những điều mình nghĩ với mọi người. Khi càng do dự và chần chừ, bạn sẽ làm tình hình ngày thêm tồi tệ. 2. Suy nghĩ đến kết quả Để khắc phục bản tính nhút nhát của mình, bạn nên thường xuyên hình dung đến hậu quả. Đôi khi, chính vì sự nhút nhát, sợ sệt và quá bị động, bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả lớn. Chẳng hạn, nếu bạn cần điều gì đó để phục vụ cho công việc nhưng lại không đủ can đảm để nói với sếp, chắc chắn nó sẽ cản trở công việc của chính bạn. Hay ví dụ, chuông điện thoại reo mà bạn không nhấc máy chỉ vì thấy số lạ. Sau đó, bạn tìm hiểu và phát hiện ra rằng đó là cuộc gọi từ công ty mà bạn nộp hồ sơ tuyển dụng. Bạn gọi lại và nhắn tin nhưng không bao giờ nhận được sự hồi đáp từ họ nữa. Vì vậy, thoát khỏi vỏ ốc của chính mình sẽ khiến cuộc sống của bạn dễ chịu và thoải mái hơn. 3. Không suy diễn mọi chuyện theo hướng tiêu cực Có lẽ khi do dự càng lâu thì suy nghĩ của bạn về những điều sắp xảy ra càng trở nên tiêu cực. Bạn sẽ thấy, hầu hết những chuyện bạn lo lắng đều ít khi xảy ra. Chúng ta cứ tưởng tượng quá mọi thứ lên để rồi lại lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, thay vì thời gian lo lắng và suy nghĩ tiêu cực, hãy lên kế hoạch mọi thứ rõ ràng để bạn có thể tự tin và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. 4. Nhớ rằng cuộc sống không chờ đợi bạn Nếu cứ chờ đợi chàng (hoặc nàng) mời đi chơi thì có khi bạn dành cả một đời người để chờ đợi. Nhưng nếu bạn tiếp cận họ thì khả năng thành công là rất cao đấy. Chúng ta đôi khi cứ rụt rè và chờ đợi cơ hội đến với mình, nhưng bạn biết đấy, chẳng có điều gì là tự nhiên đến cả. Nếu bản thân cứ nhút nhát và rụt rè, bạn chắc chắn sẽ vô cùng ân hận khi nhận ra rằng cơ hội đã vụt khỏi tầm tay. Vì vậy, để không phải hối tiếc, bạn hãy hành động vào đúng thời điểm thích hợp sau khi cân nhắc kĩ lưỡng. 5. Bắt chuyện trước với mọi người Bạn cần phải phân biệt được rằng, ít nói khác hoàn toàn với nhút nhát. Bạn sợ sệt nên im lặng và không trò chuyện với ai trong buổi tiệc của công ty. Điều đó sẽ làm bạn trở nên khó gần và ít bạn bè hơn. Do đó, hãy thử bắt chuyện với mọi người để tạo ấn tượng tốt và cũng giúp khắc phục được tính nhút nhác trong bạn. 6. Bước ra khỏi vỏ ốc của bản thân Rất khó để đạt được mục tiêu này nhưng bạn sẽ thấy nó rất hiệu quả. Hãy thử thực hiện những điều mới mẻ mà bạn chưa từng tham gia. Bạn có thể phát biểu trong cuộc họp sắp tới ở công ty, tham gia hoạt động tình nguyện hoặc chỉ đơn giản là hăng hái hơn trong các hoạt động của khu phố. Những công việc xã hội như thế sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều đấy. 7. Loại bỏ suy nghĩ sợ hãi trong đầu Bạn hãy thử gạt bỏ tất cả nỗi sợ sệt qua một bên dù ở bất cứ tình huống nào. Thực hiện nhiều lần như vậy, bạn sẽ tạo cho mình thói quen tự tin và chủ động hơn. Nếu bạn đang phải chiến đấu với sự nhút nhát của bản thân thì hãy cố gắng áp dụng vài mẹo nhỏ mà Stylist.vn đã chia sẻ ở trên. Chúc bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công bằng chính sự tự tin của mình. Theo lifeoptimizer ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để khắc phục tính nhút nhát Làm thế nào để khắc phục tính nhút nhát Bạn còn nhớ cảm giác khi đứng phát biểu trước cả lớp thời tiểu học? Bạn luôn cảm thấy lo lắng, miệng khô khốc và tim đập mạnh. Đối với nhiều người, tình trạng này có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Bản tính rụt rè, lo sợ và nhút nhát đôi khi sẽ là rào cản trên con đường đi đến thành công của bạn. Người ta thường nói, cuộc chiến khó khăn và cam go nhất là cuộc chiến đấu với chính bản thân mình. Vậy làm thế nào để bạn có thể chiến thắng bản thân, hạ gục những tật xấu và cả tính nhút nhát, lo sợ? Hãy để Stylist.vn mở đường cho bạn với 7 bí quyết giúp vượt qua rào cản của sự rụt rè và nhút nhát. 1. Tập nói ra những điều mình suy nghĩ Mọi người không thể đọc được suy nghĩ của chính bạn. Do đó, hãy nói ra khi bạn cảm thấy cần thiết phải hỏi hoặc cần được tư vấn. Bạn sẽ nhận thấy rằng mọi người thân thiện hơn tưởng tượng. Hãy nhớ rằng bạn cũng giống như họ, đều là những con người và họ cũng chẳng thể làm hại hay “ăn thịt” bạn. Vì vậy, hãy chia sẻ và nói ra những điều mình nghĩ với mọi người. Khi càng do dự và chần chừ, bạn sẽ làm tình hình ngày thêm tồi tệ. 2. Suy nghĩ đến kết quả Để khắc phục bản tính nhút nhát của mình, bạn nên thường xuyên hình dung đến hậu quả. Đôi khi, chính vì sự nhút nhát, sợ sệt và quá bị động, bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả lớn. Chẳng hạn, nếu bạn cần điều gì đó để phục vụ cho công việc nhưng lại không đủ can đảm để nói với sếp, chắc chắn nó sẽ cản trở công việc của chính bạn. Hay ví dụ, chuông điện thoại reo mà bạn không nhấc máy chỉ vì thấy số lạ. Sau đó, bạn tìm hiểu và phát hiện ra rằng đó là cuộc gọi từ công ty mà bạn nộp hồ sơ tuyển dụng. Bạn gọi lại và nhắn tin nhưng không bao giờ nhận được sự hồi đáp từ họ nữa. Vì vậy, thoát khỏi vỏ ốc của chính mình sẽ khiến cuộc sống của bạn dễ chịu và thoải mái hơn. 3. Không suy diễn mọi chuyện theo hướng tiêu cực Có lẽ khi do dự càng lâu thì suy nghĩ của bạn về những điều sắp xảy ra càng trở nên tiêu cực. Bạn sẽ thấy, hầu hết những chuyện bạn lo lắng đều ít khi xảy ra. Chúng ta cứ tưởng tượng quá mọi thứ lên để rồi lại lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, thay vì thời gian lo lắng và suy nghĩ tiêu cực, hãy lên kế hoạch mọi thứ rõ ràng để bạn có thể tự tin và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. 4. Nhớ rằng cuộc sống không chờ đợi bạn Nếu cứ chờ đợi chàng (hoặc nàng) mời đi chơi thì có khi bạn dành cả một đời người để chờ đợi. Nhưng nếu bạn tiếp cận họ thì khả năng thành công là rất cao đấy. Chúng ta đôi khi cứ rụt rè và chờ đợi cơ hội đến với mình, nhưng bạn biết đấy, chẳng có điều gì là tự nhiên đến cả. Nếu bản thân cứ nhút nhát và rụt rè, bạn chắc chắn sẽ vô cùng ân hận khi nhận ra rằng cơ hội đã vụt khỏi tầm tay. Vì vậy, để không phải hối tiếc, bạn hãy hành động vào đúng thời điểm thích hợp sau khi cân nhắc kĩ lưỡng. 5. Bắt chuyện trước với mọi người Bạn cần phải phân biệt được rằng, ít nói khác hoàn toàn với nhút nhát. Bạn sợ sệt nên im lặng và không trò chuyện với ai trong buổi tiệc của công ty. Điều đó sẽ làm bạn trở nên khó gần và ít bạn bè hơn. Do đó, hãy thử bắt chuyện với mọi người để tạo ấn tượng tốt và cũng giúp khắc phục được tính nhút nhác trong bạn. 6. Bước ra khỏi vỏ ốc của bản thân Rất khó để đạt được mục tiêu này nhưng bạn sẽ thấy nó rất hiệu quả. Hãy thử thực hiện những điều mới mẻ mà bạn chưa từng tham gia. Bạn có thể phát biểu trong cuộc họp sắp tới ở công ty, tham gia hoạt động tình nguyện hoặc chỉ đơn giản là hăng hái hơn trong các hoạt động của khu phố. Những công việc xã hội như thế sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều đấy. 7. Loại bỏ suy nghĩ sợ hãi trong đầu Bạn hãy thử gạt bỏ tất cả nỗi sợ sệt qua một bên dù ở bất cứ tình huống nào. Thực hiện nhiều lần như vậy, bạn sẽ tạo cho mình thói quen tự tin và chủ động hơn. Nếu bạn đang phải chiến đấu với sự nhút nhát của bản thân thì hãy cố gắng áp dụng vài mẹo nhỏ mà Stylist.vn đã chia sẻ ở trên. Chúc bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công bằng chính sự tự tin của mình. Theo lifeoptimizer ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giao tiếp kinh doanh giao tiếp ứng xử nghệ thuật đối đáp giao tiếp xã hội nghệ thuật giao tiếp kinh nghiệm giao tiếp văn hóa giao tiếp văn hóa kinh doanh nghệ thuật làm quen sống tốtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 821 2 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 331 0 0 -
3 trang 280 0 0
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty Nestlé
22 trang 245 0 0 -
19 trang 228 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 224 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 199 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình đại trà)
46 trang 190 2 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 189 0 0 -
Trắc nghiệm: Khả năng giao tiếp xã hội
3 trang 189 0 0