Lần đầu làm cha mẹ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 459.08 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo các chuyên gia tâm lý, những xung đột lớn nhất giữa vợ chồng thường diễn ra sau khi họ có đứa con đầu lòng. Tất cả những khó khăn và căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề trong gia đình. Để tránh điều này, các ông bố bà mẹ trẻ cần nhớ một số điều căn bản:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lần đầu làm cha mẹ Lần đầu làm cha mẹ Theo các chuyên gia tâm lý, những xung đột lớn nhất giữa vợ chồng thường diễn ra sau khi họ có đứa con đầu lòng. Tất cả những khó khăn và căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề trong gia đình. Để tránh điều này, các ông bố bà mẹ trẻ cần nhớ một số điều căn bản: Ai là đứa bé yêu? Tại sao sự xuất hiện của đứa bé đầu lòng lại gây ra xung đột giữa hai vợ chồng? Vì người mẹ đã có một đứa bé mới. Trước khi đứa trẻ ra đời, người chồng thường là trung tâm của gia đình. Đó chính là giai đoạn mà mọi việc làm của người vợ chính là để làm hài lòng chồng và mọi sự sắp xếp đều vì niềm vui dành cho cả hai. Thế nhưng sự xuất hiện của thành viên thứ ba khiến mọi sự chú ý chuyển về phía bé, cùng với điều đó là hàng loạt trách nhiệm mới mà người mẹ phải làm. Chính vì thế, người đàn ông sẽ có cảm giác rằng mình đang bị … cho ra rìa, trong khi đó người vợ luôn mệt mỏi vì chăm con, thậm chí không để ý đến điều này. Giải pháp được đặt ra là hai người phải sắp xếp mọi việc để vừa hoàn thành việc nuôi con mà vẫn giữ được sự chú ý, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Hai vợ chồng nên thu xếp, thỉnh thoảng dành thời gian cho nhau. Bên cạnh đó, việc chăm sóc bé nên chia đều cho hai người, vợ việc này chồng việc khác. Để vợ chồng vừa quan tâm đến nhau, vừa phối hợp chăm sóc bé yêu. Ảnh minh họa Sự nhất trí Cho đến khi đứa con nhỏ đã bắt đầu chập chững biết đi, biết nói và nhận thức mọi điều xung quanh, một xung đột mới lại xuất hiện trong rất nhiều gia đình. Đó là khi một trong hai vợ chồng quá chiều con, đồng ý với mọi điều chúng làm, còn người kia lại nghiêm khắc. Dù thoạt nhìn, ít ai nhận ra những tác hại nghiêm trọng của việc này. Thế nhưng những xung đột thường xuyên giữa hai vợ chồng, nếu tồn tại lâu dài sẽ dần chuyển biến thành những vấn đề phức tạp hơn trong gia đình, nhất là khi đứa bé bắt đầu nhận ra người chiều chuộng mình và thường xuyên… lợi dụng điều đó để có được thứ chúng muốn. Chính vì thế ngay từ đầu, vợ chồng phải cùng nhau đặt ra các điều luật, giới hạn cho con mà cả hai cùng nhất trí sau khi bàn bạc kỹ lưỡng. Mục tiêu của cả hai phải là khi đứa con nhìn vào bố mẹ, chúng phải nhìn thấy hai con người với cùng một quyết định chứ không phải hai. Bố mẹ tốt bắt đầu từ vợ chồng tốt Đây là điiều cuối cùng, nhưng lại là tối quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Cả hai vợ chồng dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cần phải giữ điều này. Việc cùng giữ lửa không chỉ giúp ích cho quan hệ giữa hai bên trong thời gian dài mà chính tình yêu thương của cha mẹ cũng giúp trẻ sống và phát triển một cách lành mạnh, hạnh phúc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lần đầu làm cha mẹ Lần đầu làm cha mẹ Theo các chuyên gia tâm lý, những xung đột lớn nhất giữa vợ chồng thường diễn ra sau khi họ có đứa con đầu lòng. Tất cả những khó khăn và căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề trong gia đình. Để tránh điều này, các ông bố bà mẹ trẻ cần nhớ một số điều căn bản: Ai là đứa bé yêu? Tại sao sự xuất hiện của đứa bé đầu lòng lại gây ra xung đột giữa hai vợ chồng? Vì người mẹ đã có một đứa bé mới. Trước khi đứa trẻ ra đời, người chồng thường là trung tâm của gia đình. Đó chính là giai đoạn mà mọi việc làm của người vợ chính là để làm hài lòng chồng và mọi sự sắp xếp đều vì niềm vui dành cho cả hai. Thế nhưng sự xuất hiện của thành viên thứ ba khiến mọi sự chú ý chuyển về phía bé, cùng với điều đó là hàng loạt trách nhiệm mới mà người mẹ phải làm. Chính vì thế, người đàn ông sẽ có cảm giác rằng mình đang bị … cho ra rìa, trong khi đó người vợ luôn mệt mỏi vì chăm con, thậm chí không để ý đến điều này. Giải pháp được đặt ra là hai người phải sắp xếp mọi việc để vừa hoàn thành việc nuôi con mà vẫn giữ được sự chú ý, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Hai vợ chồng nên thu xếp, thỉnh thoảng dành thời gian cho nhau. Bên cạnh đó, việc chăm sóc bé nên chia đều cho hai người, vợ việc này chồng việc khác. Để vợ chồng vừa quan tâm đến nhau, vừa phối hợp chăm sóc bé yêu. Ảnh minh họa Sự nhất trí Cho đến khi đứa con nhỏ đã bắt đầu chập chững biết đi, biết nói và nhận thức mọi điều xung quanh, một xung đột mới lại xuất hiện trong rất nhiều gia đình. Đó là khi một trong hai vợ chồng quá chiều con, đồng ý với mọi điều chúng làm, còn người kia lại nghiêm khắc. Dù thoạt nhìn, ít ai nhận ra những tác hại nghiêm trọng của việc này. Thế nhưng những xung đột thường xuyên giữa hai vợ chồng, nếu tồn tại lâu dài sẽ dần chuyển biến thành những vấn đề phức tạp hơn trong gia đình, nhất là khi đứa bé bắt đầu nhận ra người chiều chuộng mình và thường xuyên… lợi dụng điều đó để có được thứ chúng muốn. Chính vì thế ngay từ đầu, vợ chồng phải cùng nhau đặt ra các điều luật, giới hạn cho con mà cả hai cùng nhất trí sau khi bàn bạc kỹ lưỡng. Mục tiêu của cả hai phải là khi đứa con nhìn vào bố mẹ, chúng phải nhìn thấy hai con người với cùng một quyết định chứ không phải hai. Bố mẹ tốt bắt đầu từ vợ chồng tốt Đây là điiều cuối cùng, nhưng lại là tối quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Cả hai vợ chồng dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn cần phải giữ điều này. Việc cùng giữ lửa không chỉ giúp ích cho quan hệ giữa hai bên trong thời gian dài mà chính tình yêu thương của cha mẹ cũng giúp trẻ sống và phát triển một cách lành mạnh, hạnh phúc.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lưu ý khi làm cha me cẩm nang làm cha mẹ điều cha mẹ cần biết y học cơ sở kiến thức y học sức khỏe trẻ emGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 163 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 104 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 68 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 57 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 56 1 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 41 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 41 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 38 0 0 -
Trẻ dị ứng sữa: chậm chữa là nguy!
4 trang 36 0 0