Thư đề Prof. Dr. P.T. Cung, thay mặt ban biên tập kỉ yếu đồng môn T.P, đề nghị “viết cho một bài về cuộc đời hoạt động của anh, đặc biệt là trong mặt trận văn học, nghệ thuật của một người đã ra đi từ trường T.H. Trần Phú” khiến tôi khó nghĩ. Cuộc đời "thường thường bậc trung", viết văn muộn và rất tuỳ tiện, tuỳ hứng, có gì để nói đây! Thôi thì “cung kính không bằng tuân lệnh”, trong phim Tàu họ hay nói vậy. Có lẽ khi tôi bước vào trường Trần Phú thiên hướng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lẩn Thẩn Chuyện Viết Lách Lẩn Thẩn Chuyện Viết LáchThư đề Prof. Dr. P.T. Cung, thay mặt ban biên tập kỉ yếu đồng môn T.P, đề nghị “viếtcho một bài về cuộc đời hoạt động của anh, đặc biệt là trong mặt trận văn học, nghệ thuậtcủa một người đã ra đi từ trường T.H. Trần Phú” khiến tôi khó nghĩ. Cuộc đời thườngthường bậc trung, viết văn muộn và rất tuỳ tiện, tuỳ hứng, có gì để nói đây! Thôi thì“cung kính không bằng tuân lệnh”, trong phim Tàu họ hay nói vậy.Có lẽ khi tôi bước vào trường Trần Phú thiên hướng văn chương chưa chạm vào tôi,đúng ra là chẳng thiên hướng mô tê gì. Trước đấy năm cuối cấp tiểu học, trường tôi họcphải có một học sinh dự kì thi giỏi Văn, giải thưởng Bảo Đại, trong cả nước, thầy giáohỏi cả lớp: cử đứa nào, bay?. Mấy tiếng nói lao nhao: Bạn K. ạ. Chính tôi cũng ngỡngàng. Nhưng thay vì vinh dự là khổ nạn, bởi thằng bé phải cuốc bộ hơn 70km vào tỉnhlị để dự cuộc thi biết trước là chẳng nước non gì, mà không đi thì sẽ không được thi tốtnghiệp như ông hiệu trưởng đã đe cha tôi khi người đến xin miễn cho tôi. Môi trường vănhoá trường Trần Phú ngày ấy cũng nhỏ hẹp thôi, nhưng với một đứa trẻ chỉ mới trải quakhông gian tiểu học, lại một năm thôi học luẩn quẩn chốn làng quê, thì thực sự đã là rộngmở và mới mẻ. Lúc này nước đã độc lập rồi, môn quốc văn không còn là môn phụ nhưhồi Pháp thuộc. Dạy văn lớp tôi đầu tiên là thầy Hoàng Vị. Thầy thường cho đọc nhữngđoạn văn, những truyện ngắn hay rồi cho trò bình luận, tất nhiên là ở tầm của học sinhnhóc! Hăng hái và thú vị ra phết. H.X. Thâm và tôi hay phát biểu hơn cả, được thầy khíchlệ. Thầy cho bàn cả kịch Lơ Xít của Coóc-nây. Tôi còn nhớ tôi từng có câu rằng: Rô-đri-gơ dám đi đấu với cha người yêu để trả thù cho cha mình chưa hẳn đã là vì hiếu; qua mànđộc thoại, anh ta suy tính: không làm thế cũng mất Si-men vì bị nàng khinh. Thầy hỏi:Vậy thì vì cái gì?. Tôi nói: Rút lại, chẳng qua cũng vì tình. Thầy khen phải. Thầy Vịđi, thầy Hoàng Khắc Niêm thay. Thầy Niêm không hào hoa như thầy Vị, song chỉn chuvà có sư phạm hơn. Cuối năm học, một trong những phần thưởng tôi được nhận thuộcvề môn Văn của thầy, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm do Nhahọc chính Trung bộ tặng. Nói thật, nhóc tôi có lúc cũng sính văn hoa. Như có lần tôi đãkể, trong bài kiểm tra sinh vật cuối năm tôi đã hạ một câu khá là văn vẻ cụ non: Cónhững thi nhân khóc hoa tàn, đâu biết một mầm sống đang bắt đầu nảy nở. Chẳng biếtcó phải nhờ vậy mà bài làm đã được thầy Nghiêm Trúc cho 9 điểm (trên 10). Những ấntượng cùng thành quả nho nhỏ cũng nhen một kì vọng mơ hồ. ) Ờ, tuổi nhỏ cần có kìvọng và biết kì vọng chứ (quá lên sẽ thành tham vọng), nhưng chớ kì vọng suông! Ngàyấy, bạn học phong cho những là Pi-ta-go tương lai, Khái Hưng tương lai; họ chỉ nóivui, song cũng có thể làm phỉnh mũi, và không phải không có lúc để cho những viễn ảnhxa vời huyễn hoặc. Không biết tự định hướng, thiếu nghị lực, gia dĩ sức khoẻ tiên thiênbất túc, anh chỉ làm mồi cho mơ mộng hão. Bài học luôn luôn mới cho lớp trẻ tuổi. Tôimơ sẽ làm thì nhiều lắm, thuộc nhiều lĩnh vực. Song, thường hơn cả là ta sẽ viết.Trong đời thiếu gì chuyện, thiếu gì dịp gợi tứ cho văn nghệ, tức thời hoặc ươm mầm lâudài, miễn là anh có tài và có chí. Tôi cứ tự dọa mình hoài mà ngày tháng cứ qua.Lần ấy, vào năm 1955, anh chàng tôi qua một vùng đồng bào công giáo di cư vào Namhết, làng xóm hoang liêu. Y cảm xúc làm bài thơ Tiếng chuông . Nhân báo Độc Lập cócuộc thi thơ, y gửi tham dự. Nào ngờ được giải nhì (không có giải nhất). Sự nghiệp vănchương mở đầu như vậy có vẻ xôm, dẫu đã 25 tuổi trời. Cứ đà ấy mà đi... xa. Nhưng ychỉ bước được thêm vài bài, thơ và văn, rồi buông trôi ý và tứ cho ngày tháng (Cái cớbận việc chuyên môn có thể tự lừa mình!). Lời phê của một thầy giáo Văn trong họcbạ: Xuất sắc, hứa hẹn nhiều thỉnh thoảng chợt hiện về như phỉnh phờ, như mai mỉa.Đáng sợ, cái sự lần lữa!Đến năm sắp bước vào tuổi năm mươi, cái tuổi tri thiên mệnh như người trước hay nói,thời cuộc buổi ấy gợi về một đề tài dã sử từng ám ảnh thuở học trò thôi thúc y cầm bút.Điếc không sợ súng, y viết luôn một vở kịch dài. Điếc do hiểu kịch cọt còn lơ mơ, đượccái hứng đưa đi, cái hứng nhen lên từ hồi nào bàn lỏng về kịch Lơ Xít, rồi kịch Ăng-đrô-mác, cái hứng đeo đẳng sau những buổi xem kịch, những lần đọc kịch... ấy vậy, kịch bảnNỏ thần được đẻ ra sau vài tháng. Một nhà văn có tiếng là viết bạo lắc đầu: Kịch của anhphê phán vua kiểu này, vua tức là nhà cầm quyền chóp bu; lại có ý giảm tội cho Mị Châu,không ổn. Nhưng rồi cũng gặp may, được Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trao giảithưởng kịch bản văn học trong cuộc thi năm 1981. Cú hích lần này có chút tác dụng. Y cóý thức cầm bút hơn, song ỳ ạch, không thường xuyên, đúng là tuỳ hứng và tuỳ tiện. Mỗilần cầm bút, với y khó nhọc như với kẻ có tật dậy muộn phải rời chăn chiếu sớm. Cónhững người trở thành nhà văn chính hiệu sau hàng trăm bài thơ, bài văn rơi vào sọt giấylộn của các toà soạn bá ...