Danh mục

Làng cá cơm Cà Ná

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.72 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cá cơm và cá nục phơi khô Chỉ với thắng cảnh đẹp và nước mắm ngon thôi chưa đủ, nhắc đến Cà Ná người ta còn liên tưởng đến những con cá cơm khô, thơm mùi của biển được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng núi cao, thậm chí thời gian gần đây còn xuất khẩu sang Trung Quốc như một thứ đặc sản của Việt Nam. Tháng 7, 8, 9 hàng năm là mùa cá cơm, như thời điểm này đây, tàu thuyền chỉ cần đi mấy tiếng đồng hồ ngoài khơi là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làng cá cơm Cà Ná Làng cá cơm Cà Ná Cá cơm và cá nục phơi khôChỉ với thắng cảnh đẹp và nước mắm ngon thôi chưa đủ, nhắc đến Cà Ná người tacòn liên tưởng đến những con cá cơm khô, thơm mùi của biển được đưa đi tiêu thụở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng núi cao, thậm chí thời gian gần đây còn xuất khẩusang Trung Quốc như một thứ đặc sản của Việt Nam.Tháng 7, 8, 9 hàng năm là mùa cá cơm, như th ời điểm này đây, tàu thuyền chỉ cầnđi mấy tiếng đồng hồ ngoài khơi là gặp luồng cá, may mắn một mẻ lưới có thểkiếm được hàng tấn. Cá nhiều quá ăn tươi làm sao hết, vậy là cá cơm được chếbiến làm nước mắm, phơi khô bán ra thị trường. Những ngày này đi qua Cà Ná sẽngửi thấy một mùi đặc trưng của làng chế biến cá cơm khô kéo dài hàng cây sốtrên Quốc lộ 1A. Một con cá cơm nhỏ bé như đầu đũa đến miệng thực khách là cảmột quá trình chế biến khá công phu. Cá mua ở cảng về phải còn tươi, sau đó rửaqua nước cho sạch rồi trải đều trên khuôn lớn, đưa những khuôn cá này vào nồihấp lớn được thiết kế âm trong lòng đất. Khi cá chín thì đẩy ra các sân phơi, phảichọn nắng tốt, phơi đúng độ thì cá mới thơm và giữ được lâu. Công việc chế biếncá cơm khô phần lớn dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ của vùng quê còn nghèo khó nàykiếm thêm tiền trang trải cuộc sống và mua sách vở đến trường. Một ký cá cơmkhô bán tại chỗ, tùy theo loại chỉ được từ 13 đến 20 ngàn đồng.Những con cá cơm đặc sản của địa phương nơi đây đã hòa vào bữa cơm của ngườilao động trên nhiều vùng miền thêm đậm đà hương vị biển, nhất là những khi mưagió bão bùng, đi lại khó khăn, chợ búa vắng lặng thì bịch cá cơm mua từ bao giờtreo gần bếp trở thành món mặn chính cho bữa ăn của nhiều gia đình. Điều đángtiếc là hiện nay ở Cà Ná không còn mấy hộ dân giữ được cái nghề truyền thốngnày, nhiều gia đình dù làm cả trăm năm nhưng nay đã bỏ cuộc vì lời lãi không baonhiêu mà lại vất vả. Hiện nay dọc theo bờ biển Cà Ná, nhiều khu du lịch, kháchsạn, nhà hàng mọc lên đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách trong vàngoài nước. Những công trình hiện đại đang lấn dần làng nghề truyền thống. Rồimai đây, Cà Ná có thể sẽ trở thành một trung tâm du lịch, có lẽ khi ấy cái nghề chếbiến nước mắm, làm cá cơm khô sẽ không còn! Bởi lẽ, nó không làm ra nhiều tiềnnhư các dịch vụ phục vụ du lịch mà người dân sẽ lao theo như từng xảy ra ở nhiềulàng nghề ven biển khác. Mặt khác, mùi đặc trưng của nghề truyền thống này sẽkhiến du khách tham quan, nghỉ dưỡng khó chịu, khi ấy nhà chức trách sẽ dẹpnghề này, hay chuyển nó đi một vùng heo hút khác. Nếu điều đó xảy ra, đây làmột sự mất mát vô cùng to lớn, không chỉ đối với nghề mà còn làm mất đi nét vănhóa, truyền thống vốn đã gắn bó cha truyền con nối bao đời nay.

Tài liệu được xem nhiều: