Danh mục

Lăng Hoàng Gia ở Gò Công

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.77 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lăng Hoàng Gia là nơi yên nghỉ của những người quá cố thuộc dòng họ Phạm Đăng – một dòng họ nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỷ 18, 19. Khu lăng này tọa lạc trên gò Sơn Quy (nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) cách TP. Mỹ Tho khoảng 30km. Gò Sơn Quy là một giồng khá cao có hình dáng như một con Rùa nằm, khi đến Gò Công Phạm Đăng Dinh đã chọn đất này để sống và các đời kế tiếp của dòng họ Phạm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lăng Hoàng Gia ở Gò Công Lăng Hoàng Gia ở Gò CôngLăng Hoàng Gia là nơi yên nghỉ của những người quá cố thuộc dòng họ Phạm Đăng– một dòng họ nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỷ 18, 19. Khu lăng này tọa lạc trên gòSơn Quy (nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh TiềnGiang) cách TP. Mỹ Tho khoảng 30km.Gò Sơn Quy là một giồng khá cao có hình dáng như một con Rùa nằm, khi đến Gò CôngPhạm Đăng Dinh đã chọn đất này để sống và các đời kế tiếp của dòng họ Phạm cũng sinhsống tại nơi đây, đã có 13 người qua đời được xây lăng mộ tại đây trong khoảng thời gian1811 đến đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, trong những lăng mộ đó là của Đức Quốc Công PhạmĐăng Hưng (ông ngọai của Vua Tự Đức) là một kiến trúc tâm điểm, độc đáo trong quầnthể lăng mộ này. Phần mộ được xây dựng từ năm 1825, hình bát giác mang dáng dấp củamột chiếc nón quan trong triều, khác với những mộ ở Nam Bộ. Trước mộ có bốn trụ thấpcách điệu giữa búp sen va chiếc nón, ngoài ra bình phong được xây khá cầu kỳ, đườngnét uyển chuyển làm cho ngôi mộ trở nên cổ kính và uy nghiêm.Theo sử liệu, dòng họ Phạm có nguồn gốc như sau: cuối thế kỷ 17, tiến sĩ Phạm ĐăngKhoa từ đất Thăng Long tránh loạn Trịnh Tùng theo Chúa Nguyễn từ Ái Tử (Quảng Trị)vào Phú Xuân (Huế), có vợ là Nguyễn Thị Dương rồi sinh được 3 con trai, sau đó ôngmất tại Phú Xuân, thọ 91 tuổi. Con Phạm Đăng Khoa là Phạm Đăng Tiên, con trai củaPhạm Đăng Tiên là Phạm Đăng Dinh, con trai thứ của Phạm Đăng Dinh là Phạm ĐăngLong, con trai thứ của Phạm Đăng Long là Phạm Đăng Hưng. Phạm Đăng Hưng có vợ làPhạm Thị Dụ sinh được 2 người con trai và 1 người con gái là Phạm Thị Hàng, sau trởthành Chương Hoàng Hậu là vợ của Vua Thiệu Trị, mẹ của Vua Tự Đức, đây còn là mộthiền phụ nổi tiếng Việt Namthời đó. Hầu hết, những người con của họ Phạm đều lànhững nhà nho học và giữ chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn.Trong hợp thể kiến trúc tại Lăng Hoàng Gia còn có một kiến trúc quan trọng nữa là ngôitừ đường của dòng họ Phạm Đăng. Ngôi từ đường này được xây dựng năm 1826 gồm:một nhà thờ, nhà khách, nhà kho cùng các công trình phụ đều được làm bằng gỗ quý vàtrang trí đẹp. Có thể nói đây là một quần thể kiến trúc xưa và lạ, bởi đây là nơi yên nghỉcủa dòng họ làm quan nhiều đời và là họ ngoại của các ông vua Nguyễn. Du khách đếnđây có thể tìm thấy được những di tích của một giai đoạn lịch sử đã qua ẩn hiện đâu đótrong từng phần của khu lăng mộ.

Tài liệu được xem nhiều: