Thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang (Thường Tín) từ xưa đã có nghề điêu khắc mộc, nay còn có thêm những tay nghề điêu khắc trên đá làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khá nổi tiếng. Sản phẩm từ bàn tay người thợ Nhân Hiền không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn vượt đại dương ra thị trường các nước như: Anh, Italia, Đức, Mỹ... Nhân Hiền hôm nay đang sôi động trong nhịp sống làng nghề phát triển.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làng nghề điêu khắc Nhân Hiền
Làng nghề điêu khắc Nhân Hiền
Thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang (Thường Tín) từ xưa đã có nghề điêu khắc mộc,
nay còn có thêm những tay nghề điêu khắc trên đá làm ra những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ khá nổi tiếng. Sản phẩm từ bàn tay người thợ Nhân Hiền không chỉ được tiêu thụ ở
trong nước mà còn vượt đại dương ra thị trường các nước như: Anh, Italia, Đức, Mỹ...
Nhân Hiền hôm nay đang sôi động trong nhịp sống làng nghề phát triển.
Nằm trên tuyến đường 427, từ Bình Đà (Thanh Oai) đi Thường Tín, thôn Nhân
Hiền có vị trí khá thuận lợi cho việc qua lại và vận chuyển hàng hóa. Nhân Hiền đã và
đang phát triển nghề điêu khắc truyền thống được cha ông để lại. Thôn có diện tích bằng
½ diện tích toàn xã và dân số là 2.200/4.200 nhân khẩu của xã. Hiện nay, toàn thôn có
gần 1.000 lao động (trong 70% số hộ) làm nghề điêu khắc thường xuyên và làm trong lúc
nông nhàn. Sản phẩm của làng nghề Nhân Hiền chủ yếu là chạm khắc tượng phật, ngoài
ra là các mặt hàng khắc từ nguyên liệu đá. Nguyên liệu là gỗ được người dân Nhân Hiền
làm ra những bức phù điêu từ cỡ nhỏ như chiếc phích đến bức tượng phật cao hơn 7m.
Tất cả các công đoạn đều rất tỉ mỉ đục, đẽo gỗ từ những thân cây đến khi hoàn thiện
thành một tác phẩm.
Đến làng nghề truyền thống điêu khắc Nhân Hiền chúng tôi thấy, không chỉ đàn
ông làm nghề mà có cả phụ nữ đang đưa từng đường chạm trổ những hoa văn cho sản
phẩm. Sự khéo léo và kiên trì được thể hiện rõ trên từng nhát đục khi nhẹ, khi mạnh tùy
theo từng chi tiết của sản phẩm.
Mỗi độ nhấn đậm nhạt lên bức tượng cũng được thể hiện trên nét mặt và góc quay của
đôi tay đưa lên đặt xuống, đến khi hoàn thiện, sản phẩm được hội tụ đầy đủ những xúc
cảm của người thợ hằn trên từng thớ gỗ. Và những bức tượng như được thổi hồn để biểu
lộ cảm xúc trong mỗi vai của các tượng nhân vật. Mỗi ngày, một người thợ có thể làm ra
một sản phẩm hoàn thiện mà cũng có khi là nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng mới làm ra
một sản phẩm tùy theo kích cỡ và yêu cầu cao là kỹ thuật của tác phẩm ấy.
Ví như để làm ra bức tượng phật A di đà đang ở tư thế ngồi, cao 7,4m hiện đang được đặt
tại chùa Đỏ, thành phố Hải Phòng, cơ sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Trúc phải làm
trong hơn 1 năm với 4, 5 thợ. Từ một người thợ nghề của làng nghề điêu khắc truyền
thống Nhân Hiền, anh Trúc đã mở rộng quy mô sản xuất được 10 năm nay.
Hiện cơ sở của anh có 30 lao động làm thường xuyên tại xưởng. Ở Nhân Hiền còn có
những cơ sở điêu khắc gỗ như gia đình anh Nguyễn Văn Tân thuê thêm trên 20 lao động
làm tại xưởng. Thị trường cho sản phẩm tượng gỗ của Nhân Hiền được tiêu thụ trong cả
nước mà nhất là thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra sản phẩm còn xuất khẩu ra các nước
Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Đài Loan....
Hơn 10 năm trở lại đây, người thợ điêu khắc Nhân Hiền đã đưa nguyên liệu đá vào,
tạo ra những sản phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc. Sản phẩm là những vật trưng bày như:
Bình ly hương, tượng chân dung, biểu tượng cô gái quê Việt Nam, những chiếc hộp xinh
xắn với đường chạm, khắc hoa văn điêu luyện.
Cái tài của người thợ điêu khắc Nhân Hiền đã đạt đến độ tinh xảo. Những sản phẩm điêu
khắc từ đá chủ yếu là sản phẩm nhỏ, hàng kỹ nghệ nên mất nhiều thời gian và các công
đoạn công phu hơn, khéo léo hơn trong từng chi tiết chạm, khắc. Một số cơ sở sản xuất
hàng điêu khắc gỗ đã chuyển sang điêu khắc đá như: Gia đình anh Nguyễn Văn Hưởng,
Nguyễn Minh Phú, Nguyễn Văn Quân, có thuê thêm nhiều lao động làm thường xuyên.
Anh Nguyễn Văn Quân mới 29 tuổi đã có cơ sở sản xuất điêu khắc gỗ được 5 năm nay,
nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, sản phẩm điêu khắc đá
của gia đình anh Quân đã có mặt tại nhiều nước châu Âu như: Ý, Nga, Đức... Không chỉ
dừng lại ở mẫu mã theo hợp đồng nhận đặt, anh Quân liên tục sáng tạo ra những mẫu mã
mới để đưa ra thị trường. Các sản phẩm của cơ sở anh như: Chân nến, chiếc tủ, ngôi nhà
hộp nhỏ xinh xắn có hình cây trúc, hình con giống...
Nghề điêu khắc ở làng nghề truyền thống Nhân Hiền đã giải quyết cho nhiều lao
động và mang lại thu nhập khá. Mỗi ngày công cho thợ làm thuê tại nhà chủ là 25.000 -
35.000 đồng/người; lao động làm tại nhà tranh thủ lúc nông nhàn cũng đạt từ 20.000 -
30.000 đồng, tùy theo tay nghề của người thợ.
Về Nhân Hiền hôm nay, đã thấy sự đổi mới ở làng quê có nghề điêu khắc đang trên đà
phát triển, hiện đường làng ngõ xóm đã được bê tông 100%, sạch đẹp và những ngôi nhà
khang trang cùng nhịp sống sôi động của một làng nghề.
...