Làng nghề tái chế nhựa trong bối cảnh thực thi EPR
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 338.49 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dựa trên phân tích thực trạng tại một số làng nghề tái chế nhựa điển hình, bài viết "Làng nghề tái chế nhựa trong bối cảnh thực thi EPR" đánh giá các biểu hiện cụ thể của thách thức này, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hướng các làng nghề vào mục tiêu chung là phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làng nghề tái chế nhựa trong bối cảnh thực thi EPR LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHỰA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EPR Hoàng Thị Phương Lan1 - Chu Thị Yến2 1 Học viện Tài chính 2 Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị Tóm tắt Quá trình đô thị hóa đã đặt ra nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc mức sống, điều kiện sống của mọi người dân được cải thiện thì các mặt trái của quá trình phát triển cũng ngày càng bộc lộ rõ. Một trong những vấn đề nổi cộm trong các xã hội phát triển hiện nay là việc đối phó, xử lý với rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Phát triển kinh tế tuần hoàn đi kèm với thực thi chính sách EPR được xem là một giải pháp hiệu quả để vừa đảm bảo phát triển sản xuất - kinh doanh, vừa hài hòa được các vấn đề xã hội - môi trường. Tuy nhiên, với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, khi hoạt động tái chế phát triển mạnh nhưng còn manh mún, tự phát, biểu hiện cụ thể tại các làng nghề tái chế, thì giải pháp EPR lại trở thành một thách thức. Dựa trên phân tích thực trạng tại một số làng nghề tái chế nhựa điển hình, nhóm tác giả đánh giá các biểu hiện cụ thể của thách thức này, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hướng các làng nghề vào mục tiêu chung là phát triển bền vững. Từ khóa: EPR, tái chế, kinh tế tuần hoàn ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” đã được nhắc tới từ năm 1990, kèm theo đó là nhiều nội dung xoay quanh làm phong phú thêm nội hàm tuần hoàn các vấn đề kinh tế. Bước sang thế kỷ XXI, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, kèm theo đó là dịch bệnh diễn biến khó lường khiến cho việc phát triển “kinh tế tuần hoàn” càng trở nên cấp thiết. Với đặc điểm phát triển các hoạt động kinh tế tách khỏi việc khai thác, tiêu thụ các nguồn tài nguyên hữu hạn, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có khả năng phục hồi tốt cho doanh nghiệp, con người và môi trường. Kinh tế tuần hoàn được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản (3Rs), bao gồm: giảm thiểu rác thải và ô nhiễm, quay vòng sử dụng sản phẩm và nguyên vật liệu với 1 Học viện Tài chính - hoangphuonglan@hvtc.edu.vn 2 Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - chu_yen@amc.edu.vn 261 giá trị cao nhất của chúng và tái tạo tự nhiên. Theo Lại Văn Mạnh (2022), thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu phân tích kinh tế tuần hoàn theo 9 nguyên tắc (9Rs) dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản nêu trên. Các nguyên tắc này chia thành 03 nhóm tiếp cận. Nhóm tiếp cận Sử dụng và sản xuất sản phẩm thông minh hơn gồm: Từ chối (R1), tức là làm cho sản phẩm trơ nên dư thừa bằng cách loại bỏ một số chức năng hoặc đưa ra sản phẩm khác với cùng chức năng; Thay đổi tư duy (R2); Giảm thiểu (R3). Nhóm tiếp cận Kéo dài vòng đời sản phẩm gồm: Tái sử dụng (R4); Sửa chữa (R5); Tân trang (R6); Tái sản xuất (R7). Nhóm tiếp cận Ứng dụng vật liệu hữu ích gồm: Tái chế (R8); Thu hồi (R9). Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ tập trung phân tích theo 3 nguyên tắc cơ bản là 3Rs. Trong 3Rs, nguyên tắc quay vòng sử dụng sản phẩm đang được quan tâm đặc biệt từ góc độ quản lý vĩ mô cho đến cấp độ vi mô là doanh nghiệp, người tiêu dùng. Trong một nền kinh tế tuần hoàn, một đặc điểm kỹ thuật cho bất kỳ thiết kế nào là các vật liệu sẽ quay trở lại nền kinh tế khi hết thời gian sử dụng. Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhiều sản phẩm có thể được lưu thông bằng cách duy trì, chia sẻ, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất và, phương sách cuối cùng là tái chế. Thực phẩm và các vật liệu sinh học khác an toàn khi trở về tự nhiên có thể tái tạo đất, thúc đẩy sản xuất thực phẩm và vật liệu mới. Nguyên tắc thứ hai của nền kinh tế tuần hoàn là luân chuyển sản phẩm và nguyên vật liệu với giá trị cao nhất của chúng. Điều này có nghĩa là giữ nguyên vật liệu được sử dụng, dưới dạng một sản phẩm hoặc khi không thể sử dụng được nữa, như các thành phần hoặc nguyên liệu thô. Bằng cách này, không có gì trở thành chất thải và giá trị nội tại của sản phẩm và nguyên liệu được giữ lại. Nguyên tắc thứ ba của nền kinh tế tuần hoàn là tái tạo tự nhiên. Bằng cách chuyển trọng tâm nền kinh tế từ tuyến tính sang tuần hoàn, từ khai thác sang tái tạo, thay vì liên tục làm suy thoái thiên nhiên, kinh tế tuần hòa có thể xây dựng và phát triển vốn tự nhiên. Cùng với ba nguyên tắc trên, việc xây ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làng nghề tái chế nhựa trong bối cảnh thực thi EPR LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHỰA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EPR Hoàng Thị Phương Lan1 - Chu Thị Yến2 1 Học viện Tài chính 2 Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị Tóm tắt Quá trình đô thị hóa đã đặt ra nhiều thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc mức sống, điều kiện sống của mọi người dân được cải thiện thì các mặt trái của quá trình phát triển cũng ngày càng bộc lộ rõ. Một trong những vấn đề nổi cộm trong các xã hội phát triển hiện nay là việc đối phó, xử lý với rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Phát triển kinh tế tuần hoàn đi kèm với thực thi chính sách EPR được xem là một giải pháp hiệu quả để vừa đảm bảo phát triển sản xuất - kinh doanh, vừa hài hòa được các vấn đề xã hội - môi trường. Tuy nhiên, với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, khi hoạt động tái chế phát triển mạnh nhưng còn manh mún, tự phát, biểu hiện cụ thể tại các làng nghề tái chế, thì giải pháp EPR lại trở thành một thách thức. Dựa trên phân tích thực trạng tại một số làng nghề tái chế nhựa điển hình, nhóm tác giả đánh giá các biểu hiện cụ thể của thách thức này, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hướng các làng nghề vào mục tiêu chung là phát triển bền vững. Từ khóa: EPR, tái chế, kinh tế tuần hoàn ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” đã được nhắc tới từ năm 1990, kèm theo đó là nhiều nội dung xoay quanh làm phong phú thêm nội hàm tuần hoàn các vấn đề kinh tế. Bước sang thế kỷ XXI, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, kèm theo đó là dịch bệnh diễn biến khó lường khiến cho việc phát triển “kinh tế tuần hoàn” càng trở nên cấp thiết. Với đặc điểm phát triển các hoạt động kinh tế tách khỏi việc khai thác, tiêu thụ các nguồn tài nguyên hữu hạn, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có khả năng phục hồi tốt cho doanh nghiệp, con người và môi trường. Kinh tế tuần hoàn được xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản (3Rs), bao gồm: giảm thiểu rác thải và ô nhiễm, quay vòng sử dụng sản phẩm và nguyên vật liệu với 1 Học viện Tài chính - hoangphuonglan@hvtc.edu.vn 2 Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - chu_yen@amc.edu.vn 261 giá trị cao nhất của chúng và tái tạo tự nhiên. Theo Lại Văn Mạnh (2022), thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu phân tích kinh tế tuần hoàn theo 9 nguyên tắc (9Rs) dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản nêu trên. Các nguyên tắc này chia thành 03 nhóm tiếp cận. Nhóm tiếp cận Sử dụng và sản xuất sản phẩm thông minh hơn gồm: Từ chối (R1), tức là làm cho sản phẩm trơ nên dư thừa bằng cách loại bỏ một số chức năng hoặc đưa ra sản phẩm khác với cùng chức năng; Thay đổi tư duy (R2); Giảm thiểu (R3). Nhóm tiếp cận Kéo dài vòng đời sản phẩm gồm: Tái sử dụng (R4); Sửa chữa (R5); Tân trang (R6); Tái sản xuất (R7). Nhóm tiếp cận Ứng dụng vật liệu hữu ích gồm: Tái chế (R8); Thu hồi (R9). Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ tập trung phân tích theo 3 nguyên tắc cơ bản là 3Rs. Trong 3Rs, nguyên tắc quay vòng sử dụng sản phẩm đang được quan tâm đặc biệt từ góc độ quản lý vĩ mô cho đến cấp độ vi mô là doanh nghiệp, người tiêu dùng. Trong một nền kinh tế tuần hoàn, một đặc điểm kỹ thuật cho bất kỳ thiết kế nào là các vật liệu sẽ quay trở lại nền kinh tế khi hết thời gian sử dụng. Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhiều sản phẩm có thể được lưu thông bằng cách duy trì, chia sẻ, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất và, phương sách cuối cùng là tái chế. Thực phẩm và các vật liệu sinh học khác an toàn khi trở về tự nhiên có thể tái tạo đất, thúc đẩy sản xuất thực phẩm và vật liệu mới. Nguyên tắc thứ hai của nền kinh tế tuần hoàn là luân chuyển sản phẩm và nguyên vật liệu với giá trị cao nhất của chúng. Điều này có nghĩa là giữ nguyên vật liệu được sử dụng, dưới dạng một sản phẩm hoặc khi không thể sử dụng được nữa, như các thành phần hoặc nguyên liệu thô. Bằng cách này, không có gì trở thành chất thải và giá trị nội tại của sản phẩm và nguyên liệu được giữ lại. Nguyên tắc thứ ba của nền kinh tế tuần hoàn là tái tạo tự nhiên. Bằng cách chuyển trọng tâm nền kinh tế từ tuyến tính sang tuần hoàn, từ khai thác sang tái tạo, thay vì liên tục làm suy thoái thiên nhiên, kinh tế tuần hòa có thể xây dựng và phát triển vốn tự nhiên. Cùng với ba nguyên tắc trên, việc xây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Làng nghề tái chế nhựa Quá trình đô thị hóa Xử lý rác thải nhựa Phát triển kinh tế tuần hoàn Chính sách EPR Giảm thiểu ô nhiễm môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp
31 trang 185 0 0 -
9 trang 158 0 0
-
203 trang 146 0 0
-
12 trang 93 0 0
-
57 trang 66 0 0
-
17 trang 50 0 0
-
10 trang 46 0 0
-
16 trang 46 0 0
-
Đô thị hóa và đô thị hóa bền vững ở Quảng Bình - Thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay
6 trang 41 1 0 -
Đặc điểm trượt đất quy mô lớn tại phường B'Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
8 trang 40 0 0