Danh mục

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI - Làng giấy dó Yên Thái

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.34 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hà Nội - Làng giấy dó Yên Thái"Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ" (Ca dao) Làng nghề giấy nổi tiếng Yên Thái, còn gọi là làng Bưởi, ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Nghề làm giấy ở đây bắt đầu từ thế kỷ XV, được Nguyễn Trãi nói đến khá rõ trong sách "Dư địa chí" của ông (viết năm 1435): Phường Yên Bái ở Thăng Long đương thời chuyên làm giấy; người thợ thủ công ở đây đã làm ra giấy thị (để viết chỉ thị); giấy lệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI - Làng giấy dó Yên Thái Hà Nội - Làng giấy dó Yên TháiMịt mù khói tỏa ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ (Ca dao) Làng nghề giấy nổi tiếng Yên Thái, còn gọi là làng Bưởi, ở phía Tây Bắc củaThủ đô Hà Nội. Nghề làm giấy ở đây bắt đầu từ thế kỷ XV, được Nguyễn Trãinói đến khá rõ trong sách Dư địa chí của ông (viết năm 1435): Phường Yên Báiở Thăng Long đương thời chuyên làm giấy; người thợ thủ công ở đây đã làm ragiấy thị (để viết chỉ thị); giấy lệnh (để ghi mệnh lệnh). Phường giấy Yên Tháitrước đây luôn vang dội nhịp chày giã vỏ dó làm giấy. Âm thanh ấy đã đi vào cadao, dân ca, đã gợi cảm hứng cho những tâm hồn thi nhân nghệ sĩ qua nhiều thếkỷ:Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảngLưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co (Nguyễn Huy Lượng - Tụng Tây Hồ Phú) Thế nhưng, đằng sau những tờ giấy thanh tân, đằng sau cái Nhịp chày YênThái nện trong sương giữa quanh co ngọn nước Mặt gương Tây Hồ kia đãmấy ai hiểu hết sự khó nhọc của người thợ làm giấy! Trong cuốn ca dao ngạnngữ Hà Nội có những câu ca dao về lao động của người thợ Yên Thái:Giã nay rồi lại giã maiĐôi chân tê mỏi, dó ơi vì màyHay:Xeo đêm rồi lại xeo ngàyĐôi tay tê buốt vì mày giấy ơi! Nghề làm giấy cổ truyền ở Yên Thái cũng như một vài nơi khác đã đượcchuyên môn hóa từ khá sớm. Nguyên do là nghề giấy phải qua nhiều công đoạnsản xuất với kỹ thuật khá phức tạp. Nó đòi hỏi từng loại thợ ở từng công việc cụthể phải có kinh nghiệm và giỏi nghề. Có thể nói, ở tất cả các công đoạn sản xuất- từ bóc vỏ dó, ngâm và giặt dó, giã dó, nấu dó, lọc dó, xeo giấy, đến đóng góikiện giấy và vận chuyển đi bán - đều hết sức vất vả. Làm giấy thủ công trước đâyhầu như hoàn toàn phải bằng sức người, bằng đôi tay trần của người thợ. Sảnxuất giấy cần rất nhiều nước, mà phải nước sạch, lại phải cần lửa, để đốt lò nấubột dó. Xưa kia, ở làng Yên Thái, người ta chọn ven bờ sông Tô Lịch để làm nơisản xuất, ngâm, đãi, nấu dó. Những cái vạc lớn nấu bột dó đặt trên các lò đắp đấttrên bờ sông. Cạnh đấy là bãi sông - nơi ngâm, giậm và đãi vỏ dó. Trên bờ sôngấy có giếng nước rất sâu, trong mát, đã nổi tiếng một thời ở Thăng Long xưa. Bốtrí và tổ chức nơi sản xuất giấy của làng nghề này vừa thuận tiện vừa hợp lý. Lònấu đó của Yên Thái được đắp cao tới 5m. Miệng lò đặt chiếc vạc lớn, đườngkính 2m. Vỏ dó được đun cách thủy trong vạc đó. Khi vỏ dó chín, người ta vớt ravà đem ngâm nước vôi một lần nữa. Dó nấu chín, ngâm nước vôi, được đem giãnhuyễn bằng cối lớn, chày tay. Công việc hòa ngâm bột giấy trong bể lọc (gọi là tàu xeo) và kỹ thuật xeogiấy của những người phụ nữ làng Yên Thái không có gì khác các làng giấy khác.Nghĩa là xeo giấy phải có nhớt nước. Nước nhớt chế từ nhựa cây mò. Đó là thứmen, hay nước men để hòa tan bột dó trong bể ngâm (tàu xeo) đồng thời làm chobột dó kết thành giấy khi được vớt ra khỏi tàu xeo. Hơn nữa, nhờ men nước này,các tờ giấy bóc khỏi bàn xeo, dù còn ướt, để chồng lên nhau vẫn không bị dínhvới nhau. Ép giấy: Từng chồng giấy ướt vừa xếp lại khi đã nhấc ra khỏi tàu xeo đượcđem ép kiệt nước. Ép giấy bằng bàn gỗ có tay đòn, bằng phương pháp dùng lựcđòn bẩy. Người thợ Yên Thái lại dùng lò sấy là chủ yếu ít khi phải đem phơi giấy.Dù trời mưa vẫn không ảnh hưởng đáng kể đến công việc, giấy vẫn được sấy khônhư thường. Sản phẩm truyền thống của Yên Thái chủ yếu là giấy bản để in sách và viếtchữ Nho và giấy dó (dày hơn giấy bản) để in tranh dân gian. Ngoài ra thợ giấyYên Thái cũng sản xuất loại giấy moi, giấy phèn bằng nguyên liệu xấu hơn. Mặtgiấy ấy thô ráp, bán cho khách mua để gói hàng.- Làng hương Yên Phụ Nói tới Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến,không thể không kể tới những làng nghề truyền thống, bởi chính những làng nghề,phố nghề đã ở Hà Nội đã mai một như Ngọc Hà, Ngũ Xã, An Thái ... nhưng YênPhụ, một làng làm hương vẫn như sống mãi với thời gian. Nằm ở cửa ô Yên Phụ,qua dốc Thanh Niên - Cổ Ngư là tới làng nằm ven hồ Tây mênh mông kỳ bí,trước kia thuộc quận Ba Ðình, nay về quận mới Tây Hồ. Ngoài nghề nuôi cá cảnhmới được du nhập mấy chục năm nay, thì người dân ở đây vẫn có nghề làmhương đốt từ lâu đời. Theo một số tư liệu cũng như các bậc cao niên trong làng kể lại thì nghề làmhương ở đây do một người Trung Hoa mang tới từ thế kỷ 13 và dạy cho dân làng.Ðạo Phật và tục đốt hương phát triển ở đây mà còn ở nhiều nơi khác. Bước sangthế kỷ này, nghề hương ở Yên Phụ phát triển mạnh mẽ nhất và không chỉ thu hútdân trong làng mà còn hấp dẫn các làng An Dương, Nghi Tàm theo nghề với sốlượng lớn. Ðầu những năm 80 nghề hương ở đây có dấu hiệu bị mai một khi rấtnhiều gia đình bỏ nghề chuyển qua nuôi cá cảnh và kinh doanh, buôn bán. Lúcnày chỉ còn khoảng 20% số hộ trong làng còn làm nghề. Thế nhưng, chỉ 7-8 nămsau, bư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: