Danh mục

Làng quê Việt Nam trong thơ lục bát của Nguyễn Duy

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thơ của Nguyễn Duy đưa tâm hồn ta trở về với những giá trị văn hoá đã toả bóng hàng ngàn năm trong tâm hồn dân tộc. Cảm xúc trong thơ ông được bắt nguồn từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày, được kết tinh bằng một tư duy sắc sảo, tình cảm chân thành, được thăng hoa bởi lớp ngôn từ, hình ảnh quen thuộc cùng lối kết cấu riêng, độc đáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làng quê Việt Nam trong thơ lục bát của Nguyễn DuyTHÔNG TIN - TƯ LIỆU KHOA HỌCNguyễn Văn HùngLàng quê Việt Namtrong thơ lục bát của Nguyễn DuyNguyễn Văn Hùng *Tóm tắt: Thơ của Nguyễn Duy đưa tâm hồn ta trở về với những giá trị văn hoá đãtoả bóng hàng ngàn năm trong tâm hồn dân tộc. Cảm xúc trong thơ ông được bắtnguồn từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày, được kết tinh bằng mộttư duy sắc sảo, tình cảm chân thành, được thăng hoa bởi lớp ngôn từ, hình ảnh quenthuộc cùng lối kết cấu riêng, độc đáo. Ông đã tạo tác nhiều biểu trưng về làng quê vớinhững hình ảnh thân thuộc, xúc động, chân thực từ cái nhìn sinh thái, điểm nhìn vănhóa tâm linh, cái nhìn nhân văn, bằng chất liệu dân gian truyền thống của thể thơ lụcbát và ca dao, dân ca. Khám phá về làng quê Việt Nam trong thơ lục bát Nguyễn Duy,chúng ta như thêm yêu mảnh đất nơi ta sinh ra, thêm quý từng gương mặt lam lũ, chắtchiu những khoảnh khắc giản dị đời thường, và nhắc nhở nhau bảo tồn, giữ gìn nét vănhóa dân tộc.Từ khóa: Nguyễn Duy; thơ lục bát; bản sắc văn hóa; làng quê; Việt Nam.1. Nguyễn Duy và hành trình trở vềcội nguồnTrong đời sống văn hóa người ViệtNam, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đìnhđã in sâu vào tâm khảm mỗi người như mộttrong những hình ảnh gần gũi và thiêngliêng nhất khi hướng về cội nguồn. Tự baođời, những hình ảnh quen thuộc ấy cứ lặnglẽ đi vào thơ ca, trở thành nguồn suối mátnuôi dưỡng, tắm gội và truyền cảm hứngcho người nghệ sĩ thăng hoa trong nhữngsáng tác chuyên chở hồn dân tộc. Từ nhữngcâu ca dao, dân ca, những câu chuyện cổtích, truyền thuyết, những áng thơ văn củaTrần Nhân Tông, Trần Quang Khải, HồXuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,những bài Thơ Mới của Huy Cận, NguyễnBính, Hàn Mặc Tử, Tế Hanh, những sángtác thơ ca cách mạng của Hồng Nguyên,Hoàng Trung Thông, Trần Đăng Khoa, LưuQuang Vũ, Xuân Quỳnh, Hoàng Cầm, HữuThỉnh đến những vần thơ lục bát sau nàycủa Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ, NguyễnDuy..., tất cả đã vẽ nên bức tranh làng quêđa thanh, đa sắc, đa tình, tạo tác các hằng sốcủa “hồn quê” Việt Nam.(*)Khi Nguyễn Duy đến với lục bát thì thica Việt Nam đã xuất hiện nhiều ngôi saosáng của thể thơ truyền thống này như:Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà,Nguyễn Bính, Tố Hữu... Đó là chưa kểnhững gương mặt xuất chúng cùng thời nhưNguyễn Trọng Tạo, Đồng Đức Bốn, BùiGiáng, Phạm Công Trứ... vốn là những taychơi bậc thầy đang gảy lên “cây đàn bầu lục(*)Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.ĐT: 0983142845. Email: nguyenvanhungpx@gmail.com.109Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(101) - 2016bát” với đủ những ngón nghề điêu luyện.Thoát khỏi bóng râm của những cây đa câyđề đang gần như phủ kín địa hạt lục bát đãkhó, huống hồ đi tìm gương mặt riêng củamình giữa muôn ngàn bóng dáng quen lạicàng gian nan vô cùng. Bằng cách thể hiệnriêng, với một tình yêu bất diệt dành chonhững câu thơ “sáu nổi tám chìm” của tổtiên để lại, Nguyễn Duy đã tìm được chomình một nẻo đi riêng, vừa quen thuộc vừalạ lẫm, vừa giản dị vừa thâm sâu.Đường thơ Nguyễn Duy đã đi cùng vớinhững thăng trầm của dân tộc, từ khi đấtnước còn trong những năm tháng chiếntranh gian khổ và hào hùng, cho đến lúchoàn toàn độc lập và trở mình thay đổi cùngthời cuộc. Nhìn lại chặng đường sáng táccủa ông, không khó để nhận ra những dấuchỉ làm nên căn cước Nguyễn Duy. Bước đitừ Đường làng, nhiệt huyết cùng Đườngnước, phiêu du cùng Đường xa và cuốicùng lặng lẽ tìm Đường về. Đó là cuộc hànhtrình từ “xó bếp” (“Nơi ấy - mẹ ta nhễ nhạimồ hôi/ Ta nướng khoai lùi sắn/ Vùng tacòn đun rạ đun rơm”) đến một thế giới khácchứa đầy bí ẩn và thật nhiều khoảng trống ởphía trước (Xó bếp); hành trình của “giọtnước” lìa nguồn ra “biển cả” (Dòng sôngMẹ). Đó còn là hành trình của “dòng nướctrôi đi giọt nước lại rơi về” (Sông Thao). Bỏlại đằng sau tất cả những vinh quang và cayđắng, những vay nợ trần gian, những cuộcchơi hành hiệp và giấc mộng siêu nhân,bước chân nhà thơ liêu xiêu trên “lều quánlèo tèo ven đê”, dưới “cánh buồm mây tướpchiều quê”, để “ruỗng tênh hênh bịch rơi vềcõi em” (Nơi ấy = dòng sông = Mẹ = em/vợ= nhà = làng quê/quê hương, những nơi trúngụ bình yên nhất). Trở về với những giá trịcội nguồn, thơ Nguyễn Duy là sự khám phá110và suy tư về những hằng số văn hóa kếtkinh thành bản sắc dân tộc, trường tồn trongquá trình giao lưu, tiếp biến, hội nhập vănhóa trong khu vực và trên thế giới.“Ta là ai? Ta cần thiết cho ai?”, câu hỏilớn luôn ám ảnh suốt một đời với ngườicầm bút. Trước Nguyễn Duy, biết bao thếhệ nhà thơ cứ loay hoay đi tìm câu trả lời.Mỗi người mỗi cách, dù công khai hay ẩnngầm cũng đều có cho mình đáp án. VớiNguyễn Duy, đó không đơn thuần là mộtcâu hỏi, mà là cuộc hành trình tự vấn, truytìm cái tôi bản ngã, cái tôi không chỉ nhândanh chính nó mà còn nhân danh cái tacộng đồng. “Ta là dân”, là con người bìnhthường trong muôn vạn con người xungquanh ta, câu trả lời tưởng chừng như vôcùng giản dị ấy lại là cả mộ ...

Tài liệu được xem nhiều: