Danh mục

Lãnh đạo và quản lý

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.42 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những từ lãnh đạo, quản lý thường được nói đến hàng ngày, tuy nhiêm ý nghĩa và nội dung của những từ đó không phải ai cũng chú ý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lãnh đạo và quản lý LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ Gs. Đỗ quốc Sam Những từ lãnh đạo, quản lý thường được nói đến hàng ngày, tuy nhiên ý nghĩavà nội dung của những từ đó không phải ai cũng chú ý và nắm chắc. Trong giai đoạntrước mắt, khi đẩy mạnh thực hiện chương trình Cải cách hành chính trong tình hìnhmới, cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ bên cạnh vai trò lãnhđạo của đảng, vì vậy vấn đề tìm hiểu về lãnh đạo và quản lý đã trở thành vấn đề thời sự.Mặt khác, chúng ta cũng không thể trì hoãn việc nghiên cứu về thể chế tổng thể Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ để hoàn thiện thể chế chính trị chung,làm nền tảng cho toàn bộ công cuộc cải cách và đổi mới toàn diện cả về kinh tế, vănhóa, xã hội, song song với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được khẩntrương đẩy tới. Bài viết này nhằm tìm hiểu những sự giống nhau và khác nhau giữa quản lý vàlãnh đạo( có phần nào liên quan đến vấn đề cầm quyền, chấp chính), nhất là về mặtchức năng và tính chất để làm cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu những vấn đề quantrọng hơn đã nói ở trên.I.- THẾ NÀO LÀ LÃNH ĐẠO, THẾ NÀO LÀ QUẢN LÝ. 1.- Những nhà nghiên cứu lý thuyết về “lãnh đạo học” và quản lý học” cũngchưa thống nhất được về một định nghĩa cho hai từ trên, song đều khẳng định, lãnh đạovà quản lý là hai công việc khác nhau, thậm chí khác nhau rất cơ bản. Tập hợp nhiều ýkiến phân tích lại, có thể nêu ra những điểm khác nhau như sau: Từ điển Bách khoa Việt nam không có định nghĩa từ lãnh đạo, nhưng đối vớitừ quản lý thì giải thích là “chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc cácgiới khác nhau, bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tốiưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó.” Đại Báchkhoa toàn thư Trung quốc cũng không nêu ra một định nghĩa trực tiếp cho từ lãnh đạo,mà chỉ giải thích lãnh đạo phản ánh khái niệm về quan hệ giữa khống chế và phục tùngtrong một quần thể. Từ điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên) giải thích đơn giản và dễ hiểuhơn :”Lãnh đạo” là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện, còn “Quản lý” làtổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định. Từ điển Hán ngữ củaTrung quốc cũng cho những giải thích tương tự: Lãnh đạo là xoái lĩnh và dẫn đạo tiếnlên theo một hướng nhất định, còn Quản lý là tiến hành thuận lợi một loại việc đượcgiao trách nhiệm, bảo quản và xử lý, chăm sóc đồng thời có ràng buộc chặt chẽ. Như vậy, có thể hiểu: Lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trông rộng,hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theocác yêu cầu đó. Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược, còn quảnlý là tổ chức thực hiện. Lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề chiến lược, những mụctiêu lâu dài, còn quản lý chú trọng những yêu cầu có tính chiến thuật, mục tiêu cụ thể vàthường là ngắn hạn. Lãnh đạo có thể gắn với các khía cạnh trừu tượng của cuộc sống,còn quản lý thường phải xử lý những vấn đề rất thực tế. Lãnh đạo thuộc lĩnh vực chínhtrị, người lãnh đạo là nhà chính trị, còn quản lý thuộc lĩnh vực hành chính, người làmquản lý là những “nhà hành chính”. Lãnh đạo dùng biện pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào đạolý là chính, trái lại quản lý phải sử dụng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa vào ràngbuộc của pháp chế, thể chế. Lãnh đạo tác động đến ý thức của con người, còn quản lýsử dụng con người như một nguồn lực, nguồn nhân lực bên cạnh nguồn tài lực và vậtlực. Lãnh đạo thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận và đạo đức, không có tính cưỡng chế,còn quản lý lại thuộc phạm trù luật pháp, pháp quy, có ý nghĩa cưỡng chế rõ rệt. Nội dung chức năng của công việc lãnh đạo và quản lý cũng khác nhau khá xa: Lãnh đạo thường được hiểu là gồm có : xác định phương hướng, mục tiêu lâudài (cả trung hạn và dài hạn), lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp cácmối quan hệ và động viên, thuyết phục con người. Chức năng quản lý bao gồm các việc:xây dựng kế hoạch ( bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy địnhtiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức ( bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự,phân công công việc v.v.), chỉ đạo , điều hành (hướng dẫn, động viên v.v.), kiểm soát(bảo đảm hoàn thành mục tiêu, quản lý kết quả, sửa chữa sai sót nếu có). Như vậy, có thể nói lãnh đạo giống như một nghệ thuật, chắc chắn cần có tàinăng; còn quản lý thiên về mặt kỹ thuật, đòi hỏi phải có kỹ năng, có thể thông qua họctập mà trở thành thành thạo. Trong những tình huống có nhiều biến động, thường cần cóbàn tay lãnh đạo để xử lý và ứng phó với những rủi ro có tính chiến lược. Còn trongnhững thời kỳ ổn định, biến động ít hoặc nhỏ, các quy luật hoạt động vẫn giữ bìnhthường thì lại cần những nhà quản lý để tạo ra những năng ...

Tài liệu được xem nhiều: