Danh mục

Lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 390.77 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức về lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia TPP, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ThS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) làHiệp định thương mại tự do giữa các nước ở ven hai bờ Thái Bình Dương, mụctiêu tiến tới loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản về thuế quan cho hàng hóa, dịchvụ của đối tác tham gia hiệp định. Việt Nam kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP,nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Khi hiệpđịnh được ký kết, một số lượng lớn lao động tay nghề cao từ các nước sẽ gianhập vào thị trường lao động nước ta tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trongnước. Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức về lao động - việc làm củaViệt Nam khi tham gia TPP, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đốivới Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan. Từ khóa: Lao động - việc làm Việt Nam, TPP.1. Đặt vấn đề Kể từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam đãliên tục theo đuổi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.Nhiều văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quantrọng của hội nhập quốc tế như một phương tiện để phát triển đất nước (Lê HồngHiệp, 2015). Gần đây nhất, vào tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghịquyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, khẳng định “chủ động và tích cực hộinhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợinhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (CPV, 2013).Những định hướng như vậy đã dẫn tới chính sách thương mại quốc tế khá tự docủa Việt Nam trong hơn hai thập niên qua. Chỉ dấu quan trọng của chính sách nàylà sự theo đuổi quyết liệt của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại tự do(FTA) đa phương lẫn song phương với nhiều đối tác khác nhau. Cùng với quá 393trình toàn cầu hóa, nội dung và phạm vi của các hiệp định thương mại tự do ngàycàng được mở rộng. Nếu như trong giai đoạn đầu, các FTAs chủ yếu quy định vềthương mại truyền thống như việc giảm thiểu hàng rào thương mại như thuếquan, quota, hải quan thì dần dần FTA chứa đựng các quy định nhằm bảo đảmcạnh tranh lành mạnh như sở hữu trí tuệ, đầu tư. Các FTA thế hệ mới tiếp tục mởrộng phạm vi điều chỉnh đến những vấn đề không liên quan trực tiếp đến thươngmại truyền thống như lao động và môi trường (Phạm Trọng Nghĩa, 2015). Và Hiệp định TPP được cho là FTA thế hệ mới, là khuôn mẫu của thế kỷXXI, có phạm vi vừa sâu về nội dung cam kết vừa rộng về phạm vi và lĩnh vựccam kết, đồng thời cũng là Hiệp định có các điều khoản về lao động chặt chẽ nhấtso với tất cả các FTA trong lịch sử. Đối với Việt Nam, trong tổng số 14 FTA màViệt Nam tham gia, Hiệp định TPP là FTA đầu tiên có chương riêng về lao động.Tuy nhiên cam kết mạnh mẽ về lao động trong TPP sẽ làm tăng chi phí về nhâncông và có tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển.Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong TPP, là nước xuất khẩu dựa vào hànghóa thâm dụng lao động cao với lợi thế về lao động rẻ (Phạm Trọng Nghĩa,2015). Do đó, trong ngắn hạn, việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp địnhTPP về lao động sẽ khó tránh khỏi những tác động bất lợi cho Việt Nam trongcạnh tranh quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các camkết về lao động trong Hiệp định TPP, đánh giá những cơ hội và thách thức của laođộng - việc làm Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số giải pháp phù hợp là hết sứccần thiết.2. TPP và nội dung cam kết về lao động của Việt Nam Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) là Hiệp định thươngmại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mạitự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm: New Zealand, Brunei, Chile,Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico vàNhật Bản.394 Bảng 1. Việt Nam và các nước thành viên TPP Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng GDP danh GDP đầu xuất khẩu nhập khẩu FDI của nghĩa 2014 người 2014 của Việt của Việt Việt Nam (tỉ US$) (tỉ US$) Nam (%) Nam (%) (%)Australia 1.454 61.887 1,9 1,3 0,7Brunei 17 41.344 0,0 0,0 0,6DarussalamCanada 1.787 50.271 1,5 0,3 1,9Chi Lê 258 14.528 0,4 0,2 0,0Nhật Bản 4.601 36.194 8,7 8,7 14,3Mexico 1.283 10.230 1,0 0,3 0,0Malaysia 327 10.933 2,3 2,5 4,1New Zealand 188 42.409 0,2 0,2 0,0Peru 203 6.551 0,1 0,0 0,0Singapore 308 56.287 2,1 3,8 12,6Hoa Kỳ 17.419 54.629 20,6 4,8 4,2Việt Nam 186 2.052 Tổng số 38,8 22,2 38,3 Nguồn: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: