![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Lập kế hoạch thuế từ vận dụng quy trình nghiên cứu thuế
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 296.45 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu là thông quy quy trình nghiên cứu thuế của một vài chuyên gia tài chính kế toán, các doanh nghiệp có thể vận dụng để hình thành một kế hoạch thuế, đặc biệt là kế hoạch thuế này nên được triển khai trước khi các giao dịch diễn ra, nhằm tận dụng được các quy định của pháp luật thuế và tránh được thuế một cách hợp pháp. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu tình huống, trên cơ sở áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế của Việt Nam để làm rõ tình huống nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lập kế hoạch thuế từ vận dụng quy trình nghiên cứu thuế INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 LẬP KẾ HOẠCH THUẾ TỪ VẬN DỤNG QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THUẾ TAX PLANNING FROM APPLYING TAX RESEARCH PROCESS Trần Thị Thu Ngân Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nganttt@uel.edu.vn TÓM TẮT Hầu như mọi người đều cho rằng, tối thiểu hóa trách nhiệm thuế sẽ là mục đích của kế hoạch thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực ra tối thiếu hóa trách nhiệm thuế của doanh nghiệp chỉ là mục đích ngắn hạn, thuế chỉ là một nhân tố trong số rất nhiều nhân tố cần cân nhắc khi hoạch định chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, những chiến lược nhằm làm giảm trách nhiệm thuế của tổ chức thường gây ra rất nhiều chi phí mà mục tiêu của nhà kinh doanh là làm sao tối đa hóa giá trị của tổ chức. Như vậy, chúng ta có thể thấy kế hoạch thuế nhằm vào tối ưu hóa trách nhiệm thuế hơn là tối thiểu hóa trách nhiệm thuế. Mục đích ở đây là đạt được lợi ích tối đa từ chi phí và rủi ro. Tuy nhiên, vì luật thuế ở nước ta cực kỳ phức tạp, cho nên, ranh giới giữa kế hoạch thuế và trốn thuế trở nên “mong manh”, dẫn đến mục tiêu của doanh nghiệp không đạt được. Mục tiêu của nghiên cứu là thông quy quy trình nghiên cứu thuế của một vài chuyên gia tài chính kế toán, các doanh nghiệp có thể vận dụng để hình thành một kế hoạch thuế, đặc biệt là kế hoạch thuế này nên được triển khai trước khi các giao dịch diễn ra, nhằm tận dụng được các quy định của pháp luật thuế và tránh được thuế một cách hợp pháp. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu tình huống, trên cơ sở áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế của Việt Nam để làm rõ tình huống nghiên cứu. Từ khóa: Nghiên cứu thuế, kế hoạch thuế, tối ưu hóa trách nhiệm thuế. ABSTRACT Almost all of people think that minimizing tax liability will be the purpose of the tax plan, especially corporate income tax. In fact, minimizing tax liability of businesses is only a short-term purpose, tax is only one of many factors which company/ government has to consider when they set up business strategies. Moreover, the strategies reducing the organization's tax liability often result in a lot of costs while the goal of the entrepreneurs is to maximize the value of the organization. Thus, we are likely to see that the tax plan is aimed at optimizing tax liability rather than minimizing tax liability. The goal here is to gain maximum benefit from costs and risks. However, it is easy to realize that tax laws in our country are extremely complex, so the boundary between tax planning and tax evasion becomes 'fragile'; therefore, leading to the goal of the business is not fully achieved The objective of this paper is that businesses can apply the tax research process of some financial and accounting experts to form their tax plans, especially these tax plan should be implemented first before transactions take place, in order to take advantage of tax law provisions and avoid taxation legally. The paper uses qualitative methods in combination with case studies, based on the application of Vietnam's tax law to clarify the case studies. Keywords: Tax research; Tax planning, tax liability optimization. 1. Giới thiệu Trong kế toán thuế, có ba thuật ngữ mà ranh giới của chúng cũng không thực sự rõ ràng. Đó là 'Trốn thuế', 'Tránh thuế' và 'Lập kế hoạch thuế'. Và nếu vận dụng không tốt các quy định của pháp luật có thể khiến các chủ thể kinh doanh mặc dù không có ý định vi phạm pháp luật lại thành ra thực hiện hành vi vi phạm, với lỗi vô ý. Trốn thuế đó là mọi sự cố gắng của người nộp thuế nhằm giảm số thuế phải nộp bằng các phương tiện bất hợp pháp1. Có hai phương thức chính, có thể chi tiết như sau: Một là, che giấu thông tin mà lý ra pháp luật quy định phải kê khai, ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn, mục đích chính để giảm doanh thu từ đó giảm thu nhập tính thuế. 1 Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 575. 988 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hai là, tạo ra thông tin không có thật, ví dụ như mua hoá đơn để khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào, tăng chi phí được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu. Tất nhiên, việc trốn thuế là không phù hợp với quy định của pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước. Trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999, trốn thuế đều được quy định là tội phạm thuộc chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Hiện nay, trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tránh thuế là việc các chủ thể kinh doanh sử dụng các cách thức trong khuôn khổ của pháp luật cho phép để giảm thiểu chi phí thuế, ví dụ vận dụng các điểm mà pháp luật chưa quy định rõ ràng để thực hiện các giao dịch theo hướng có lợi cho doanh nghiệp2. Trường hợp này phải hết sức thận trọng vì sự tách biệt giữa trốn thuế và tránh thuế thật sự là rất khó để phân chia ranh giới, có khi luật thuế khi được diễn giải thì việc doanh nghiệp nghĩ là tránh thuế lại trở thành trốn thuế3. Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, đó là việc tối ưu hoá số thuế phải n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lập kế hoạch thuế từ vận dụng quy trình nghiên cứu thuế INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 LẬP KẾ HOẠCH THUẾ TỪ VẬN DỤNG QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THUẾ TAX PLANNING FROM APPLYING TAX RESEARCH PROCESS Trần Thị Thu Ngân Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nganttt@uel.edu.vn TÓM TẮT Hầu như mọi người đều cho rằng, tối thiểu hóa trách nhiệm thuế sẽ là mục đích của kế hoạch thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực ra tối thiếu hóa trách nhiệm thuế của doanh nghiệp chỉ là mục đích ngắn hạn, thuế chỉ là một nhân tố trong số rất nhiều nhân tố cần cân nhắc khi hoạch định chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, những chiến lược nhằm làm giảm trách nhiệm thuế của tổ chức thường gây ra rất nhiều chi phí mà mục tiêu của nhà kinh doanh là làm sao tối đa hóa giá trị của tổ chức. Như vậy, chúng ta có thể thấy kế hoạch thuế nhằm vào tối ưu hóa trách nhiệm thuế hơn là tối thiểu hóa trách nhiệm thuế. Mục đích ở đây là đạt được lợi ích tối đa từ chi phí và rủi ro. Tuy nhiên, vì luật thuế ở nước ta cực kỳ phức tạp, cho nên, ranh giới giữa kế hoạch thuế và trốn thuế trở nên “mong manh”, dẫn đến mục tiêu của doanh nghiệp không đạt được. Mục tiêu của nghiên cứu là thông quy quy trình nghiên cứu thuế của một vài chuyên gia tài chính kế toán, các doanh nghiệp có thể vận dụng để hình thành một kế hoạch thuế, đặc biệt là kế hoạch thuế này nên được triển khai trước khi các giao dịch diễn ra, nhằm tận dụng được các quy định của pháp luật thuế và tránh được thuế một cách hợp pháp. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu tình huống, trên cơ sở áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế của Việt Nam để làm rõ tình huống nghiên cứu. Từ khóa: Nghiên cứu thuế, kế hoạch thuế, tối ưu hóa trách nhiệm thuế. ABSTRACT Almost all of people think that minimizing tax liability will be the purpose of the tax plan, especially corporate income tax. In fact, minimizing tax liability of businesses is only a short-term purpose, tax is only one of many factors which company/ government has to consider when they set up business strategies. Moreover, the strategies reducing the organization's tax liability often result in a lot of costs while the goal of the entrepreneurs is to maximize the value of the organization. Thus, we are likely to see that the tax plan is aimed at optimizing tax liability rather than minimizing tax liability. The goal here is to gain maximum benefit from costs and risks. However, it is easy to realize that tax laws in our country are extremely complex, so the boundary between tax planning and tax evasion becomes 'fragile'; therefore, leading to the goal of the business is not fully achieved The objective of this paper is that businesses can apply the tax research process of some financial and accounting experts to form their tax plans, especially these tax plan should be implemented first before transactions take place, in order to take advantage of tax law provisions and avoid taxation legally. The paper uses qualitative methods in combination with case studies, based on the application of Vietnam's tax law to clarify the case studies. Keywords: Tax research; Tax planning, tax liability optimization. 1. Giới thiệu Trong kế toán thuế, có ba thuật ngữ mà ranh giới của chúng cũng không thực sự rõ ràng. Đó là 'Trốn thuế', 'Tránh thuế' và 'Lập kế hoạch thuế'. Và nếu vận dụng không tốt các quy định của pháp luật có thể khiến các chủ thể kinh doanh mặc dù không có ý định vi phạm pháp luật lại thành ra thực hiện hành vi vi phạm, với lỗi vô ý. Trốn thuế đó là mọi sự cố gắng của người nộp thuế nhằm giảm số thuế phải nộp bằng các phương tiện bất hợp pháp1. Có hai phương thức chính, có thể chi tiết như sau: Một là, che giấu thông tin mà lý ra pháp luật quy định phải kê khai, ví dụ như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn, mục đích chính để giảm doanh thu từ đó giảm thu nhập tính thuế. 1 Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 575. 988 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hai là, tạo ra thông tin không có thật, ví dụ như mua hoá đơn để khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào, tăng chi phí được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu. Tất nhiên, việc trốn thuế là không phù hợp với quy định của pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước. Trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999, trốn thuế đều được quy định là tội phạm thuộc chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Hiện nay, trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tránh thuế là việc các chủ thể kinh doanh sử dụng các cách thức trong khuôn khổ của pháp luật cho phép để giảm thiểu chi phí thuế, ví dụ vận dụng các điểm mà pháp luật chưa quy định rõ ràng để thực hiện các giao dịch theo hướng có lợi cho doanh nghiệp2. Trường hợp này phải hết sức thận trọng vì sự tách biệt giữa trốn thuế và tránh thuế thật sự là rất khó để phân chia ranh giới, có khi luật thuế khi được diễn giải thì việc doanh nghiệp nghĩ là tránh thuế lại trở thành trốn thuế3. Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, đó là việc tối ưu hoá số thuế phải n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thuế Kế hoạch thuế Tối ưu hóa trách nhiệm thuế Văn bản quy phạm pháp luật về thuếTài liệu liên quan:
-
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 132 0 0 -
124 trang 115 0 0
-
346 trang 106 0 0
-
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 83 1 0 -
9 trang 44 0 0
-
Khung hướng dẫn số 4480/BKHĐT-TH 2013
76 trang 44 0 0 -
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế
14 trang 43 2 0 -
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - TS. Đinh Văn Hải
200 trang 40 0 0 -
21 trang 39 0 0
-
Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
9 trang 38 0 0