Danh mục

Lễ bỏ mả - Một di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc bản địa trên Tây Nguyên

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lễ bỏ mả là văn hóa ăn và là hội lễ phô diễn y trang phục dân tộc… Có thể nói, không một lễ hội nào ở Tây Nguyên lại mang tính tổng hợp văn hóa nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn và sinh động như lễ bỏ mả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ bỏ mả - Một di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc bản địa trên Tây NguyênLỄ BỎ MẢ - MỘT DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂCỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA TRÊN TÂY NGUYÊNPGS.TS.Ngô Văn DoanhViện Khoa học Xã hội Việt NamA. Lễ bỏ mả- đỉnh điểm của mùa lễ hội trên Tây NguyênCó lẽ hiếm thấy một nơi nào trên đất nước ta mà ở đó thời tiết lại chia ra làmhai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt và đều nhau về thời gian như Tây Nguyên. ởTây Nguyên, hai mùa được phân bổ theo tháng dương lịch như sau: Mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 tới tháng 4. Thời tiết thì như vậy, địahình Tây Nguyên thì bao la, bạt ngàn rừng núi điệp trùng. Chính đặc điểm của địahình và thời tiết đã tạo ra ở nơi đây cả một vùng sinh thái đặc biệt. Vào mùa mưa,đất trời Tây Nguyên rạo rực, căng tràn sức sống: trời mưa liên miên, cỏ cây đâmchồi nảy lộc, ra hoa kết trái, muông thú sinh sôi nảy nở, sông suối tràn đầy, mênhmông sục sôi. Còn vào mùa khô, thì cả Tây Nguyên tạnh ráo: đất trở nên khô, trờiquang, nắng tràn; rừng đổ lá vàng; sông suối lắng trong, êm đềm chảy…Trong một vùng sinh thái đặc thù như vậy, người Tây Nguyên từ lâu đã hòanhập, gắn bó cuộc sống của mình vào nhịp điệu của thiên nhiên bao quanh. Vì làmnông là chính, nên vòng thời gian của thiên nhiên cũng là lịch cây trồng và chu trìnhsinh hoạt của người Tây Nguyên. Vào mùa mưa, khi đất trời bừng bừng nhựa sống,thì người Tây Nguyên cũng lao mình lên rẫy, ra ruộng để gieo hạt, trồng cây, chămsóc cho mảnh ruộng, khu rẫy của mình. Hết tháng cuối của mùa mưa, bắt đầu sangmùa khô, cũng là lúc lúa chín chờ con người thu hoạch. Khi mùa màng đã thu hoạchxong và lúa đã lên kho, thì Tây Nguyên đã vào giữa mùa khô. Chỉ đến lúc này, họmới thực sự được nghỉ ngơi, mới rảnh rỗi để sinh hoạt vui chơi, để tiến hành nhữnglễ hội chính của mình. Khi những lễ hội cuối cùng vừa chấm dứt, thì cũng là lúc trờiđất chuẩn bị chuyển mình sang mùa mưa. Con người Tây Nguyên, đất trời TâyNguyên lại bừng lên để bước vào nhịp sống tất bật, rộn ràng và sôi động. Điểm khởiđầu của một chu trình thời gian và cuộc sống lại bắt đầu.Do cuộc sống hòa nhập, gắn mọi sinh hoạt mà chủ yếu là sinh hoạt nôngnghiệp với thiên nhiên, nên người Tây Nguyên lấy mùa làm rẫy để tính năm, lấytuần trăng để tính tháng và tính ngày theo sự vận động của mặt trời. Một mùa rẫycủa người Tây Nguyên, kể từ lúc bắt đầu phát rẫy cho đến lúc cho lúa lên kho xong,thường kéo dài 9 hoặc cùng lắm là 11 tháng. Những tháng còn lại (từ 1 đến 3 tháng),trước khi bước sang mùa làm rẫy mới là những tháng nghỉ, là thời gian tiến hành cácnghi lễ chính của năm và đón năm mới. Vì lấy chu kỳ sản xuất làm cơ sở để tính thờigian, nên các tháng (mười hai tháng) trong năm của đồng bào các dân tộc TâyNguyên thường gắn với tính chất công việc của mùa làm rẫy. Xin đưa ra đây làm vídụ cách tính lịch của một số dân tộc Tây Nguyên.Người Giarai chia một năm ra 12 tháng và gọi từng tháng theo thứ tự: thángMột, tháng Hai, tháng Ba… tháng Mười Hai. Trong khi đó, từng tháng lại tươngđương với một công việc nào đấy trên rẫy và được gọi tên theo tính chất của côngviệc đó: Tháng Một (bơ lan sa) là tháng phát, hạ cây làm rẫy (bơayn chah krom);tháng Hai (bơlan đoa) - tháng phát, hạ cây làm rẫy (yan chah krom); tháng Ba(bơlan khâu); tháng Tư (bơlan pă) là tháng gieo xạ lúa (yan juk, jay); tháng Năm vàtháng Sáu (bơlan rơma, bơlan năm) là những tháng làm cỏ cho lúa (yan buich rơk);tháng Bảy (bơlan juh) là tháng đuổi chim lúa sớm (yan roch daiđro); tháng Chín vàtháng Mười (bơlan doa rơpăn, bơlan pluh) là những tháng gặt lúa trên rẫy (yan rochdir); hai tháng cuối cùng của năm là hai tháng nghỉ ngơi (yan ning nông). ở nhiềunơi, thời gian thu hoạch cả lúa sớm và lúa rẫy chỉ bó gọn vào hai tháng: tháng Támvà tháng Chín, nên cả ba tháng cuối năm đều là những tháng nghỉ. Vì thế, ngườiGiarai ở những vùng này có câu:Dua păn bơlan bleia hăoRơnang bulan ktang hoă băng klao bơlan(Chín tháng lao động mệt nhọc ra mồ hôi,Ba tháng nhàn rỗi vui hội thoải mái).Mười hai tháng của người Êđê cũng được chia ra theo các tháng (yan) làm việcvà sinh hoạt tương tự như của người Giarai: yan dran (tháng Ba dương lịch) nghĩa làtháng chọn đất, đốt rẫy mới, yang gic (tháng Tư dương lịch) - tháng xới đất, làm rẫy;yan myva (tháng Năm) - tháng cào cỏ; yan hut (tháng Sáu - tháng tỉa lúa); yan ricrơc mdiê (tháng Bảy) - tháng làm lúa; yan hua drô (tháng Tám, tháng Chín) - nhữngtháng thu hoạch sớm; yan potvia (tháng Mười, tháng Mười Một và tháng Mười Hai)- tháng thu hoạch lúa chính vụ và cho lúa lên kho; yam mnga dap (tương ứng với cáctháng Một, Hai và Ba dương lịch) là các tháng ăn uống vui chơi, lễ bỏ mả, thăm bàcon xa.Các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơme ở Bắc Tây Nguyên như người Bana,người Xơ Đăng và Gié Triêng cũng có hệ thống lịch 12 tháng tương ứng với từngthời gian làm nông. Mười hai tháng trong năm của người Gié Triêng được chia ranhư sau: tháng Một và tháng Hai (khay muôi, khay bar) - bắt đầu phát nươn ...

Tài liệu được xem nhiều: