Danh mục

Lễ cưới hỏi

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.27 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm : một con gà, một con dao và ống măng chua. Khi nhà gái bằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về Lễ dạm hỏi. Đến ngày đã định, nhà trai cử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ cưới hỏiLe cuoi cua dan toc m’nong prech o tay nguyenKhi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tayđể làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờông mối mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm : một con gà, một con dao và ống măng chua. Khi nhà gáibằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về Lễ dạm hỏi.Đến ngày đã định, nhà trai cử một người già có uy tín cùng một số trai tráng khỏe mạnh mang lễ vật đếnnhà gái. Tùy từng nơi, từng gia đình mà sính lễ khác nhau. Lễ chính gồm : một con trâu hoặc lợn, một gùimăng chua và da trâu mối, một ché rượu cần nhỏ. Nhà gái cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếcchiếu hoa ở giữa nhà để cúng Giàng xin làm Lễ dạm hỏi. Xong xuôi hai bên nhà trai, nhà gái mới tiến hànhbàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.Lễ cưới sẽ được tổ chức ba ngày liền ở nhà gái. Hôn lễ được mở đầu bằng việc nhà gái đem biếu nhà traimỗi người một bát gạo đầy, tượng trưng ý nguyện cầu mong cuộc sống họ luôn luôn no đủ. Mỗi bát gạotương đương một ché rượu mà nhà trai tặng nhà gái. Ông mối sẽ đóng luôn vai trò người làm chủ hôn. Ôngdẫn đôi uyên ương đến bên cột nhà chính. Hai người làm chứng đại diện cho hai họ cầm chiếc khăn buộcvào cột nhà. Chủ lễ cầm tay đôi vợ chồng trẻ nắm vào chiếc khăn, ý nói tình cảm hai người đã được buộcchặt, luôn gắn bó bên nhau. Sau đó chủ lễ dặn dò chú rễ, cô dâu về đạo vợ chồng và trách nhiệm của mỗingười đối với cha mẹ, gia đình họ hàng.Tiếp sau đó là người làm chứng, họ xúc cho hai vợ chồng mỗi người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợchồng phúc đáp lại. Sau nghi thức này, ông mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên mở màncho lễ uống rượu mừng ngày cưới. Những ché rượu được cột sẵn ở Cột buộc ché rượu theo hàng dọc giữanhà. Mọi người cùng uống rượu, ca hát, nhảy múa theo nhịp cồng chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Nhữngngười đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp .. góp vào ngày vui của gia chủ. Lễ cưới còn làdịp để các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau. Sau lễ cưới còn có lễ rước rể vào ngày hôm sau. Cưới xong đôivợ chồng trẻ phải ở trong nhà bảy ngày, không được ra khỏi nhà tránh gặp mặt người lạ. Hết thời giankiêng cử, họ trở về nhà trai bảy ngày, sau đó về bên nhà gái ở trọn đời.Tuc cuop vo cua nguoi h’mongTháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp cácbản làng Tây Bắc và Ðông Bắc cũng rộn lên. Người Mông có tục kéo con gái về làm vợ (cướp vợ). Khingười con trai quen biết một người con gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà. Để kéođược cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéogiúp. Chàng trai và bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay lúc đi làm nương. Khi đãkéo được cô gái về nhà, chàng trai lại phải mời rượu bạn để cảm ơn. Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái củamình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà mình. Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên côgái được kéo về suốt cả ba ngày đêm.Phong tục chính là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội của con người, được mọi người công nhận vàlàm theo. Có những phong tục mang tính cổ hủ, song có phong tục tô đẹp bản sắc văn hóa người dân ViệtNam.Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây - Ðông Bắc. Ở vùng TâyBắc giáp biên giới nước Lào, tục cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình. Vào một đêm trăng thanh,chàng trai miền núi vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá.Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xốn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập tức ghéthang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau 3 ngày, rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phépcưới.Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Chàng trai đi chợ,bắt gặp một cô gái xinh đẹp. Chàng liền quay về, rủ một số bạn trai thân tình, mượn những con ngựa thậtkhoẻ. Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái, bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu. Nếuchàng và nàng đã có tình ý từ trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái củamình lên mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa. Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày. Sau đó,chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới.Trong khi đó, tục cướp vợ của người Kinh mang tính chất cộng đồng, làng xóm. Cụ thể, một số làng thuộchuyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội thường tổ chức tục cướp vợ rất đặc biệt (ngày nay không còn). Vàodịp lễ xướng, dân làng chọn một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ và một chàng trai khỏe mạnh, chịukhó. Cô gái ra làng ở, nằm mộng 7 ngày 7 đêm. Chàng trai nấp dưới bụi khoai nước bờ ao. Khi lễ hội đượcdiễn ra, cô gái cất tiếng hát: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: