LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 132.40 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
18 giờ chiều ngày 28 tháng 8 năm 2008 họa sĩ Lê Đại Chúc đã cho khai mạc phòng tranh sơn dầu với 63 tranh trong đó có 8 bức khổ lớn (306 x 225cm) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học - Hà Nội. Đây là những bức tranh sơn dầu mới được sáng tác trong ba năm trở lại đây tại nhà riêng của gia đình anh ở Hải Phòng. Năm ngoái, trong dịp đi công tác Hải Phòng, tôi và một số anh em trong Hội Mỹ thuật Việt Nam đã đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU LÊ ĐẠI CHÚC - Hoàng hôn của các thiên thần - sơn dầu 18 giờ chiều ngày 28 tháng 8 năm 2008 họa sĩ Lê Đại Chúc đã cho khai mạc phòng tranh sơn dầu với 63 tranh trong đó có 8 bức khổ lớn (306 x 225cm) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học - Hà Nội. Đây là những bức tranh sơn dầu mới được sáng tác trong ba năm trở lại đây tại nhà riêng của gia đình anh ở Hải Phòng. Năm ngoái, trong dịp đi công tác Hải Phòng, tôi và một số anh em trong Hội Mỹ thuật Việt Nam đã đến thăm xưởng vẽ của anh. Điều làm mọi người ngạc nhiên là trong xưởng vẽ của anh như là một cái kho chứa tranh sơn dầu. Anh cho biết đó là những bức tranh anh sáng tác trong vài năm nay khi anh trở về với thành phố cảng nơi anh đã sinh ra và lớn lên, thành phố đã cho anh nhiều ấn tượng đẹp về con người, cảnh quan và sự sôi động của một thành phố biển, với những hàng phượng vĩ, con sông Lấp, vườn hoa và cảng biển với những con tàu, cần cẩu, cầu cảng, những người công nhân lao động khoẻ mạnh, bình dị và dũng cảm. Lê Đại Chúc sinh ra trong một gia đình văn nghệ, bố anh - nhà thơ, nhà văn hóa Lê Đại Thanh, em anh - Lê Chức - đạo diễn sân khấu - Phó chủ tịch thường trực Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, chị là Nghệ sĩ sân khấu Lê Mai, các cháu là các nghệ sĩ Lê Khanh, Lê Vân, Lê Vi. Tuổi trẻ Lê Đại Chúc gắn mình với hoạt động hàng hải, nhiều năm là chuyên viên cao cấp, thường tham gia soạn thảo và dịch những hợp đồng mua bán tàu biển lớn. Thỉnh thoảng anh cũng xuống tàu lênh đênh trên biển, vì vậy anh có điều kiện đi đến nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ và thông thạo tiếng Anh. Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, bên cạnh công tác hàng hải, anh bắt đầu có những tiếp xúc với các họa sĩ bậc thày như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng và đặc biệt là với họa sĩ Bùi Xuân Phái khi ông vào thành phố Hồ Chí Minh vẽ và thăm bạn bè, Lê Đại Chúc đã mời ông đến ở nhà mình đường Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh vừa sáng tác vừa tạo điều kiện để ông tiếp xúc với bạn bè. Là con nhà nòi, Lê Đại Chúc đã nhanh chóng tiếp thu nghệ thuật tạo hình và bước vào sáng tác với chất liệu tranh sơn dầu từ đầu những năm 1980 khi anh còn công tác bên ngành hàng hải. Cũng phải nói rằng vào thời kỳ khó khăn kinh tế sau ngày thống nhất đất nước, Lê Đại Chúc đã có một nền tảng kinh tế gia đình sung túc, nhiều sách vở mỹ thuật, nhiều nguyên vật liệu như vải vẽ, sơn dầu và các dụng cụ vẽ của anh đều thuộc loại hàng “xịn”, xưởng vẽ rộng rãi nhiều họa sĩ mơ ước. Nhưng đó chưa phải là tất cả, điều kiện sáng tác và niềm say mê hội họa sơn dầu đã giúp anh nhanh chóng nắm vững kỹ thuật chất liệu, kỹ năng sáng tạo, nhanh chóng trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Lê Đại Chúc không học mỹ thuật ở một trường chuyên nghiệp nào nhưng anh đã học được nhiều ở trường đời, ở các sách vở mỹ thuật mà anh có được, đặc biệt là ở những họa sĩ bậc thày như Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Lưu Công Nhân. Say mê vẽ, tinh nhanh trong việc nắm bắt những kỹ thuật của chất liệu sơn dầu đã từng bước tạo nên một họa sĩ Lê Đại Chúc với hàng ngàn tác phẩm sơn dầu mà ở đó kỹ thuật, bút pháp, bố cục mang dấu ấn tài hoa, chuyên nghiệp. Lê Đại Chúc chuyên sáng tác tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu có khuôn khổ lớn. Thời kỳ đầu anh sáng tác các tranh phong cảnh và chân dung với màu sắc mạnh mẽ bút pháp khoáng đạt. Ta có thể kể tới các bức tranh Thuyền và biển, Cảng Cobe, Đêm Vũng Tàu (300x138cm) - 1994; Phong cảnh Việt Nam (220x500cm) - 1994... Những bức tranh chân dung vẽ những người thân yêu trong gia đình và bạn bè như Bố tôi thi sĩ Lê Đại Thanh (80x100cm) - 1993; Vợ tôi Phạm Lệ Xuân (138x100cm) - 1993; Con gái (60 x80cm) - 1985; Con trai họa sĩ (52 x62cm)- 1999; Nhạc sĩ - thi sĩ Văn Cao (100x76cm) - 1983; Ba thiếu nữ (56x120cm)... Hàng trăm bức tranh sơn dầu vẽ hoa. Họa sĩ Lê Đại Chúc đã có triển lãm tranh sơn dầu cá nhân đầu tiên năm 1992 tiếp đó là triển lãm cá nhân lần thứ hai năm 1993 cũng tại thành phố Hồ Chí Minh. Giới mỹ thuật đã đánh giá cao những tác phẩm của anh trong triển lãm và cũng trong năm 1993 Lê Đại Chúc đã được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành Hội họa. Trời đã cho Lê Đại Chúc một thân hình cường tráng như lực sĩ, một đời sống vật chất sung túc, một niềm say mê sáng tạo, nên bước vào mỹ thuật anh như đã tìm thấy con đường riêng của mình. Vì vậy, sau những thành công bước đầu trong hội họa đầu những năm 1990, anh rời bỏ nghiệp công chức để trở thành một họa sĩ tự do, giành tất cả thời gian mỗi ngày từ 8 đến 10 giờ cho sáng tác tranh sơn dầu để có được một khối lượng tác phẩm đồ sộ, liên tục tổ chức các triển lãm mỹ thuật ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nước ngoài như ở Luân Đôn - Anh, Pa ri - Pháp, Hồng Công... đã thành công trên cả phương diện nghệ thuật và sống được bằng nghề nghiệp mỹ thuật của mình. Anh là người có duyên sống bằng nghề mỹ thuật. Anh cho biết “chỉ riêng năm ngoái, tô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU LÊ ĐẠI CHÚC - Hoàng hôn của các thiên thần - sơn dầu 18 giờ chiều ngày 28 tháng 8 năm 2008 họa sĩ Lê Đại Chúc đã cho khai mạc phòng tranh sơn dầu với 63 tranh trong đó có 8 bức khổ lớn (306 x 225cm) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học - Hà Nội. Đây là những bức tranh sơn dầu mới được sáng tác trong ba năm trở lại đây tại nhà riêng của gia đình anh ở Hải Phòng. Năm ngoái, trong dịp đi công tác Hải Phòng, tôi và một số anh em trong Hội Mỹ thuật Việt Nam đã đến thăm xưởng vẽ của anh. Điều làm mọi người ngạc nhiên là trong xưởng vẽ của anh như là một cái kho chứa tranh sơn dầu. Anh cho biết đó là những bức tranh anh sáng tác trong vài năm nay khi anh trở về với thành phố cảng nơi anh đã sinh ra và lớn lên, thành phố đã cho anh nhiều ấn tượng đẹp về con người, cảnh quan và sự sôi động của một thành phố biển, với những hàng phượng vĩ, con sông Lấp, vườn hoa và cảng biển với những con tàu, cần cẩu, cầu cảng, những người công nhân lao động khoẻ mạnh, bình dị và dũng cảm. Lê Đại Chúc sinh ra trong một gia đình văn nghệ, bố anh - nhà thơ, nhà văn hóa Lê Đại Thanh, em anh - Lê Chức - đạo diễn sân khấu - Phó chủ tịch thường trực Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, chị là Nghệ sĩ sân khấu Lê Mai, các cháu là các nghệ sĩ Lê Khanh, Lê Vân, Lê Vi. Tuổi trẻ Lê Đại Chúc gắn mình với hoạt động hàng hải, nhiều năm là chuyên viên cao cấp, thường tham gia soạn thảo và dịch những hợp đồng mua bán tàu biển lớn. Thỉnh thoảng anh cũng xuống tàu lênh đênh trên biển, vì vậy anh có điều kiện đi đến nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ và thông thạo tiếng Anh. Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, bên cạnh công tác hàng hải, anh bắt đầu có những tiếp xúc với các họa sĩ bậc thày như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng và đặc biệt là với họa sĩ Bùi Xuân Phái khi ông vào thành phố Hồ Chí Minh vẽ và thăm bạn bè, Lê Đại Chúc đã mời ông đến ở nhà mình đường Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh vừa sáng tác vừa tạo điều kiện để ông tiếp xúc với bạn bè. Là con nhà nòi, Lê Đại Chúc đã nhanh chóng tiếp thu nghệ thuật tạo hình và bước vào sáng tác với chất liệu tranh sơn dầu từ đầu những năm 1980 khi anh còn công tác bên ngành hàng hải. Cũng phải nói rằng vào thời kỳ khó khăn kinh tế sau ngày thống nhất đất nước, Lê Đại Chúc đã có một nền tảng kinh tế gia đình sung túc, nhiều sách vở mỹ thuật, nhiều nguyên vật liệu như vải vẽ, sơn dầu và các dụng cụ vẽ của anh đều thuộc loại hàng “xịn”, xưởng vẽ rộng rãi nhiều họa sĩ mơ ước. Nhưng đó chưa phải là tất cả, điều kiện sáng tác và niềm say mê hội họa sơn dầu đã giúp anh nhanh chóng nắm vững kỹ thuật chất liệu, kỹ năng sáng tạo, nhanh chóng trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Lê Đại Chúc không học mỹ thuật ở một trường chuyên nghiệp nào nhưng anh đã học được nhiều ở trường đời, ở các sách vở mỹ thuật mà anh có được, đặc biệt là ở những họa sĩ bậc thày như Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Lưu Công Nhân. Say mê vẽ, tinh nhanh trong việc nắm bắt những kỹ thuật của chất liệu sơn dầu đã từng bước tạo nên một họa sĩ Lê Đại Chúc với hàng ngàn tác phẩm sơn dầu mà ở đó kỹ thuật, bút pháp, bố cục mang dấu ấn tài hoa, chuyên nghiệp. Lê Đại Chúc chuyên sáng tác tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu có khuôn khổ lớn. Thời kỳ đầu anh sáng tác các tranh phong cảnh và chân dung với màu sắc mạnh mẽ bút pháp khoáng đạt. Ta có thể kể tới các bức tranh Thuyền và biển, Cảng Cobe, Đêm Vũng Tàu (300x138cm) - 1994; Phong cảnh Việt Nam (220x500cm) - 1994... Những bức tranh chân dung vẽ những người thân yêu trong gia đình và bạn bè như Bố tôi thi sĩ Lê Đại Thanh (80x100cm) - 1993; Vợ tôi Phạm Lệ Xuân (138x100cm) - 1993; Con gái (60 x80cm) - 1985; Con trai họa sĩ (52 x62cm)- 1999; Nhạc sĩ - thi sĩ Văn Cao (100x76cm) - 1983; Ba thiếu nữ (56x120cm)... Hàng trăm bức tranh sơn dầu vẽ hoa. Họa sĩ Lê Đại Chúc đã có triển lãm tranh sơn dầu cá nhân đầu tiên năm 1992 tiếp đó là triển lãm cá nhân lần thứ hai năm 1993 cũng tại thành phố Hồ Chí Minh. Giới mỹ thuật đã đánh giá cao những tác phẩm của anh trong triển lãm và cũng trong năm 1993 Lê Đại Chúc đã được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành Hội họa. Trời đã cho Lê Đại Chúc một thân hình cường tráng như lực sĩ, một đời sống vật chất sung túc, một niềm say mê sáng tạo, nên bước vào mỹ thuật anh như đã tìm thấy con đường riêng của mình. Vì vậy, sau những thành công bước đầu trong hội họa đầu những năm 1990, anh rời bỏ nghiệp công chức để trở thành một họa sĩ tự do, giành tất cả thời gian mỗi ngày từ 8 đến 10 giờ cho sáng tác tranh sơn dầu để có được một khối lượng tác phẩm đồ sộ, liên tục tổ chức các triển lãm mỹ thuật ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nước ngoài như ở Luân Đôn - Anh, Pa ri - Pháp, Hồng Công... đã thành công trên cả phương diện nghệ thuật và sống được bằng nghề nghiệp mỹ thuật của mình. Anh là người có duyên sống bằng nghề mỹ thuật. Anh cho biết “chỉ riêng năm ngoái, tô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
họa sĩ lê đại chúc mỹ thuật truyền thống mỹ thuật hiện đại họa sỹ việt nam nghiên cứu văn hóa kiến thức mỹ thuật trường phái nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 340 0 0 -
Thể thơ và nghệ thuật sử dụng câu chữ trong ca dao - dân ca xứ Nghệ
8 trang 304 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 141 0 0 -
6 trang 119 0 0
-
6 trang 84 0 0
-
7 trang 83 0 0
-
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 66 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 64 0 0 -
Văn hóa phi vật thể - linh hồn của di sản Tây Nguyên
3 trang 61 0 0 -
Phong cách thể hiện ca khúc dân gian đương đại
7 trang 59 2 0