Danh mục

Lễ khao Lề thế lính Hoàng Sa với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 568.34 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, đặc biệt giáo dục cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Thế hệ trẻ cần phát huy những giá trị truyền thống, tinh thần yêu nước dân tộc của ông cha ta ngày xưa để đưa đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ khao Lề thế lính Hoàng Sa với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI NGUYỄN THỊ HƯƠNG Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, đặc biệt giáo dục cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Thế hệ trẻ cần phát huy những giá trị truyền thống, tinh thần yêu nước dân tộc của ông cha ta ngày xưa để đưa đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát triển. Từ khóa: Lễ khao Lề thế, lính Hoàng Sa, giáo dục, truyền thống yêu nước, học sinh, Lý Sơn1. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay đa số học sinh đều có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tin tưởng vàosự nghiệp lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước, tích cực học tập, sáng tạo,có ý chí vươn lên,….Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận lớp trẻ thờ ơ vớithời cuộc, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; sống thực dụng, thiếu lýtưởng, non kém về nhận thức chính trị. Trước sự biến động phức tạp của tình hình thếgiới và khu vực, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Côngtác giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòngtự hào dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với ngành giáo dục.Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong thời kì mới nhằm khơi dậy và pháthuy tinh thần và nghị lực, trí tuệ và tài năng của thế hệ trẻ để tập trung phát triển kinhtế, xã hội, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.Tăng cường tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm,nghĩa vụ của tuổi trẻ. Với mục đích xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lốisống đẹp, có lý tưởng cách mạng.Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống được tổ chức thông qua lễ hội LễKhao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện Lý Sơn. Đoàn thanh niên và các trường phổ thông,các cấp lãnh đạo địa phương cần đẩy mạnh hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớnguồn cho học sinh Lý Sơn, Quảng Ngãi.2. LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SALễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duytrì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng nămngười của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảovệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là thế lính. Lễ khao lề thế lính là một lễ hộiKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 225-230226 NGUYỄN THỊ HƯƠNGđộc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưahay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biêngiới hải phận mà không trở về.Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn củacả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệthơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước vàcó lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chứcngười địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội HoàngSa (dân nơi đây gọi là Mộ gió).3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Thực trạng giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở huyện Lý Sơn,Quảng Ngãi3.1.1. Đội ngũ giáo viênQua điều tra thực trạng của giáo viên phổ thông cấp Một, cấp Hai, cấp Ba tôi nhận thấyrằng phần lớn giáo viên đều nhận biết được tầm quan trọng về vấn đề giáo dục truyềnthống yêu nước thông qua Lễ Khao lề thế cho Học sinh ở huyện Lý Sơn hiện nay. Quađiều tra 9 giáo viên thì có 6 giáo viên cho rằng việc giáo dục truyền thống yêu nướctrong chương trình phổ thông, tích hợp giảng dạy trong các môn Lịch sử-GDCD vàngoại khóa là rất quan trọng; có 3 Giáo viên cho là quan trọng; không có giáo viên nàoxem nhẹ vấn đề này cả. Tuy nhiên, giáo dục truyền thống yêu nước là một vấn đề khótrong việc giảng dạy cho học sinh, vì đây là vấn đề khô khan, có nhiều vấn đề phức tạp,hơi hướng chính trị. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức rộng, kiến thứclịch sử địa phương, kiến thức xã hội-lịch sử, nhân văn, kiến thức thực tế để tránh tìnhtrạng giáo điều, khô khan, học sinh khó hiểu. Nhưng qua thực tế điều tra thì hiện nayvẫn tồn tại một số giáo viên có kiến thức về lịch sử địa phương, kiến thức văn hóa-lịchsử-xã hội còn hạn chế; ít tìm hiểu kiến thức xã hội, kiến thức về lễ hội, phong tục, tậpquán địa phương một cách sâu sắc nhất; trong giảng dạy về giáo dục truyền ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: