Danh mục

'Lẽ thường' trong tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 613.20 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tục ngữ Việt Nam là kho tàng lí lẽ chung của lập luận. Bài viết tập trung làm rõ lẽ thường là những câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc. Trong tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc, lẽ thường được dùng phổ biến theo hai cách khác nhau: Hoặc là xuất hiện công khai, hoặc là được ẩn đi trong lập luận. Mỗi cách dùng như vậy có thể mang đến cho lập luận những giá trị khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Lẽ thường” trong tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc 130 “LẼ THƯỜNG” TRONG TỤC NGỮ VỀ ÂN NGHĨA - BỘI BẠC SV. Nguyễn Thị Tuyết Nữ SV. Trịnh Khánh Linh SV. Dương Quế Trân ThS. Nguyễn Thị Bộ Tóm tắt. Tục ngữ Việt Nam là kho tàng lí lẽ chung của lập luận. Ở bài viết này,chúng tôi chỉ tập trung làm rõ lẽ thường là những câu tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc.Trong tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc, lẽ thường được dùng phổ biến theo hai cách khácnhau: hoặc là xuất hiện công khai, hoặc là được ẩn đi trong lập luận. Mỗi cách dùngnhư vậy có thể mang đến cho lập luận những giá trị khác nhau.1. Đặt vấn đề Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêulên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câunói ngắn gọn, giản dị, súc tích. Chúng là lí lẽ, triết lí của một cộng đồng xã hội, mộtdân tộc. Chính vì vậy, tục ngữ được xem là kho tàng lí lẽ chung, lí lẽ về mọi phươngdiện của cuộc đời của mỗi con người sống trong trời đất. Bài viết này chỉ tập trung tìmhiểu về lẽ thường trong tục ngữ ân nghĩa, bội bạc - mảng tục ngữ rất quen thuộc, gầngũi và thường được người Việt Nam lấy làm cơ sở để tạo nên các lập luận về đối nhân,xử thế, về đạo lí làm người.2. Nội dung 2.1. Khái quát về tục ngữ ân nghĩa – bội bạc và lẽ thường trong lập luận 2.1.1. Vài nét về tục ngữ ân nghĩa – bội bạc Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, tục ngữ về ân nghĩa - bội bạc giữ vị trí khá quantrọng trong việc phản ánh quan niệm về nhân tình thế thái của người Việt. Theo cuốn Tụcngữ Việt Nam (Chu Xuân Diên chủ biên), mảng đề tài này có khoảng 58 câu tục ngữ,trong đó có khá nhiều câu tục ngữ đồng nghĩa. Dựa vào nội dung, có thể phân 58 câu tụcngữ đó thành các nhóm nhỏ như: tục ngữ về đạo lí nhớ ơn (“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,“Uống nước nhớ nguồn”, “Vay nên nợ, đợ nên ơn”, “Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi”,“Sống tết, chết giỗ”,…); tục ngữ xem trọng nghĩa tình (“Một ngày nên nghĩa, chuyến đònên quen”, “Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa”, “Vị tình vị nghiã, ai vị đĩa xôi gà”,“Tiền là gạch, ngãi là vàng”, “Đường mòn ân nghĩa không mòn”,…); tục ngữ nói về sựbội bạc (“Ăn cháo đái bát”, “Có trăng, quên đèn”, “Có mới, nới cũ”, “Qua cầu rút ván”,“Chưa được thì hứng bằng rá, đã được thì đá bằng chân”,…). Tuy số lượng khiêm tốnnhưng những câu tục ngữ trong mảng đề tài này được sử dụng rất phổ biến trong vănchương cũng như trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt. 2.1.2. Sơ lược về lẽ thường trong lập luận Lẽ thường là “những chân lí thông thường có tính chất kinh nghiệm, không cótính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, cótính khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng được lập luận riêng” [2, 158]. Một lẽthường nào đó có thể được dân tộc này, địa phương này chấp nhận nhưng lại khôngđược chấp nhận ở dân tộc, địa phương khác, thậm chí trong một dân tộc, nó có thểđược chấp nhận ở thời gian này nhưng lại không được chấp nhận ở thời gian khác. Nóicách khác, lẽ thường có tính chất dân tộc, tính địa phương và tính lịch sử. Sau đây làmột vài ví dụ về lẽ thường trong lập luận. 131 Ví dụ 1: Ta có lập luân “Cá này sao rẻ quá vậy? Thôi, đừng mua”. Điều gì đãgắn kết hai phát ngôn “Cá này sao rẻ quá vậy?” (luận cứ) và “Đừng mua” (kết luận)lại với nhau để tạo thành một lập luận có sức thuyết phục? Đó chính là lẽ thường đãđược nhiều người thừa nhận: “Của rẻ là của ôi”. Ví dụ 2: Lập luận “Trời nắng lắm, ở nhà đi.” dựa vào lẽ thường: “Ra ngoài trờinắng to sẽ có hại cho sức khỏe”. Ví dụ 3: Lập luận “Hôm nay có liên hoan mà sao đi trễ vậy?” có lẽ thường làcâu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Câu tục ngữ này có thể chỉ là lẽthường của người Việt bởi vì nó chỉ đúng với văn hóa người Việt. Cư dân Việt sốngchủ yếu bằng nghề lúa nước, cư trú thành làng xã, lấy quan hệ huyết thống trong dònghọ làm phương châm ứng xử. Vì vậy, họ có tâm lý tư hữu, chỉ biết có mình nên chọnsự khôn ngoan: miếng ăn thì giành trước phần mình vì sợ người khác giành hết, gặpnguy hiểm thì đùn đẩy cho người khác chịu trước, mình ở phía sau rút kinh nghiệm. Tục ngữ Việt Nam, với những đặc trưng riêng của nó, xứng đáng là kho tàng lẽthường trong lập luận của người Việt. 2.2. Cách thức sử dụng tục ngữ ân nghĩa - bội bạc làm lẽ thường trong lập luận Ở bài viết này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu một số lập luận sử dụng tục ngữ ânnghĩa - bội bạc làm lẽ thường trong các tác phẩm văn học và trong đời sống hàng ngày.Qua khảo sát, chúng tôi thấy có hai cách dùng thường gặp. Đó là: câu tục ngữ ...

Tài liệu được xem nhiều: