Danh mục

Lệ Trâm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.53 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường con tôi học hằng năm có một ngày gọi là International Day. Những tiểu bang, hoặc học khu khác thì tôi không rõ, chứ miền Bắc Cali này quy tụ rất nhiều sắc dân trên thế giới về định cư. Có một số trường mà học sinh bản xứ Mỹ chỉ là thiểu số, còn lại đa số là gốc Việt, Tầu, Phi, Mễ, Ấn độ… vv. Ở những trường như vậy, họ có một ngày như đã nói là Ngày Quốc Tế để tất cả học sinh thuộc mọi sắc dân trong trường trao đổi văn hoá với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lệ Trâm Lệ TrâmTrường con tôi học hằng năm có một ngày gọi là International Day.Những tiểu bang, hoặc học khu khác thì tôi không rõ, chứ miền Bắc Cali này quy tụ rấtnhiều sắc dân trên thế giới về định cư. Có một số trường mà học sinh bản xứ Mỹ chỉ làthiểu số, còn lại đa số là gốc Việt, Tầu, Phi, Mễ, Ấn độ… vv. Ở những trường như vậy,họ có một ngày như đã nói là Ngày Quốc Tế để tất cả học sinh thuộc mọi sắc dân trongtrường trao đổi văn hoá với nhau bằng hình thức đóng góp văn nghệ giúp vui, nấu đồ ăn,hay là biểu diễn một cái gì đó đặc thù của dân tộc mình. Một ngày rất vui và có ý nghĩa,nhất là các tiết mục do chính các em học sinh tiểu học biểu diễn.Và hôm nay là ngày International Day.Lúc nhìn tờ chương trình văn nghệ của các em hôm nay tôi chú ý ngay đến tiết mụcMUA NON - Vietnamese dancePreformed by: Le Trinh & Le Trang (4th grade)Hai chữ MUA NON hay là Múa Nón gợi lại trong tôi màn vũ và bài hát đầy kỷ niệm củathời học sinh năm nào. Nhất là tên hai cô bé Le Trinh và Le Trang nghe quen thuộc làmsao !Buổi văn nghệ bắt đầu. Tôi nao nức kiếm được một chỗ ngồi rất tốt ngay hàng đầu củahội trường. Đợi khoảng nữa tiếng thì đến đến màn mong đợi. Hai cô bé Việt Nam giốngnhau y hệt, rõ ràng là một cặp sinh đôi, trong chiếc áo dài truyền thống của Việt Nammàu tím nhạt hoa cà, bước ra sân khấu. Trong tay mỗi em cầm một chiếc nón lá. Sau khiđể hai bé cúi chào khán giả đang vổ tay nồng nhiệt cổ vủ, người giới thiệu chương trìnhquay sang một phụ nữ đứng bên cánh sân khấu và giới thiệu tiếp “… Và đặc biệt, chínhmẹ của hai em sẽ ca cho hai em múa”. Tôi cố mở lớn mắt nhìn người phụ nữ cũng trạctuổi của tôi, tươi tắn trong tà áo dài xanh da trời cất tiếng thánh thótNgày nào em đến áo em màu trinhÁo xinh là xinhÁo em trong trời buồnLà gió…Là bướm…là hoa…Là mây chiều tàTrời ơi ,đúng là bản nhạc năm xưa “Hình ảnh người em mong đợi”Ôi, tôi như đang sống trong mơ. Có lý nào đây là người tình trong mộng nhưng chưa baogiờ quen biết của tôi…40 năm về trước?…Cô ấy tên là Lệ Trâm.Hồi đó trường tôi có thông lệ mỗi năm gần tết đều tổ chức văn nghệ Tất Niên ngoài trờivà có rất nhiều tiết mục từ đơn ca, hợp ca, nhạc kịch, hoạt cảnh, vân vân… nghĩa là rấtxôm trò. Đó là buổi học cuối năm. Học sinh chúng tôi dự buổi văn nghệ toàn trườngtrước khi được ở nhà gần hai tuần ăn tết.Buổi văn nghệ kéo dài đến gần cuối thì một màn múa được giới thiệu rất đặc biệt, mànmúa nón “ Hình Ảnh Người Em Không Đợi” , sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đượccác nữ sinh lớp mười trình diễn.Tiếng nhạc đệm ghi-ta vang lên và tám tà áo dài trắng với chiếc nón lá trên tay thướt thabước ra sân khấu. Cả toàn trường đang ồn ào trong không khí văn nghệ của ngày lễ tếtbỗng chìm xuống. Tất cả mọi người đều tạm ngưng câu chuyện, hướng về sân khấuthưởng thức những tà áo thướt tha di chuyển nhịp nhàng trên sân khấu. Tiếng hát thánhthót từ phía sau sân khấu bắt đầu vang lênNgày nào em đến áo em màu trinhÁo xinh là xinhÁo em trong trời buồnLà gió…Là bướm…là hoa…Là mây chiều tà...Trong khi tất cả các bạn tôi, những cậu bé đang độ bắt đầu lớn và biết chú ý đến con gái,đều như bị những tà áo trắng lượn bay trên sân khấu thu hút, thì tôi cũng sửng sờ nhìn lênkhông phải bằng mắt mà bằng …đôi tai.Đúng vậy. Tôi bị giọng ca sau hậu trường sân khấu đó hớp hồn ngay từ lời ca đầu tiên.Những tà áo trắng và từng chiếc nón lá trên sân khấu với tôi như là những vũ công phụ.Chính những nốt nhạc trầm bỗng, từng chữ thánh thót từ giọng ca phía sau hậu trườngmới chính là vũ công duy nhứt thực sự nhảy múa trên sân khấu.…Rồi từ hôm ấy nón em làm thơNón em dệt mơđã ghi trong cuộc đờiHình bóng người em mà anh ngàn năm đợi chờ.Câu cuối của bài hát được lặp lại ba lần vừa đủ cho tám vủ công, mỗi bến bốn người rútvào sân khấu.Màn múa chấm dứt. Bài hát đã ngưng. Nhưng giọng ca mê hồn của người phía sau sânkhấu đó vẫn ngân nga in sâu trong đầu .Tôi không biết mặt cô ấy. Cao hay thấp, ốm hay mập … hoàn toàn không. Chỉ biết mộtđiều duy nhứt, do thằng bạn nói rằng, hát hay khủng khiếp như vậy trưòng mình chỉ cómột người : Lệ Trâm.Sau hôm đó, tôi bị cái giọng ca mê hồn đó ám ảnh. Và nếu định nghĩa “yêu” là ngồi đâucũng nhớ đến…cái gịong của người đó thì đích thị tôi đã yêu rồi. Yêu say đắm lận chứkhông phải chơi. Người đó là ai, mặt mủi thế nào, không cần thiết. Chắc chắn là phải đẹpthôi. Giọng ca như vậy thì người cũng phải tương xứng chứ. Còn người ấy đẹp làm saothì tôi mặc tình mà tự vẽ lấy trong đầu.Năm đó tôi đang học lớp chín, đệ tứ.Lệ Trâm thì trên tôi một lớp, đệ tam.……Có bao giờ xóa nhòa tà áo trắngHình dáng người em không ngóng chờMột bài thơ đẹp thêm tình duyên trên nón emHai bé đang múa hình như bị khớp vì khán giả vổ tay ủng hộ nhiều quá bắt đầu loạcchoạc không ăn khớp nữa. Người mẹ đang hát thấy vậy bèn tiến ra cùng múa chung. Côvừa hát vừa múa hướng dẫn cho hai con. Tiếng hoan hô lại càng vang dội ...

Tài liệu được xem nhiều: