Nguyễn Lệ Uyên Nước trên cao chảy xuống ì ầm Vượn bồng con lên non hái trái (ca dao) ...ngày... tháng... năm... Gửi anh, Tính từ ngày xách va li lên tàu, đến nay đúng hai tháng. Khoảng thời gian không dài không ngắn, giữa núi rừng trùng điệp này, đủ để tôi mang trái tim ra nghĩ về cách hành xử của mình và không thể không giải bày với anh bằng những suy nghĩ dài lê thê, với lòng mong mỏi anh và những người thân yêu sẽ dần hiểu tôi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lên non hái trái Lên non hái trái Nguyễn Lệ UyênNước trên cao chảy xuống ì ầmVượn bồng con lên non hái trái(ca dao)...ngày... tháng... năm...Gửi anh,Tính từ ngày xách va li lên tàu, đến nay đúng hai tháng. Khoảng thời gian không dàikhông ngắn, giữa núi rừng trùng điệp này, đủ để tôi mang trái tim ra nghĩ về cách hànhxử của mình và không thể không giải bày với anh bằng những suy nghĩ dài lê thê, vớilòng mong mỏi anh và những người thân yêu sẽ dần hiểu tôi.Ngay từ lúc chọn nghề, cả ba mẹ, anh chị đều cho tôi là một con điên. Bốn năm dùi mài,thích thú với khoa sư phạm, bất ngờ gặp và quen anh, tôi cứ nghĩ anh là người đồng cảmvới tôi, nhưng khi thấy ánh mắt lúc tiễn lên tàu, tôi chợt thấy anh lại ném về phía tôi mộtcái nhìn đầy nỗi niềm và tuyệt vọng, cùng với sự bịn rịn của người thân trên sân ga. Tôikhông ưa cảnh tượng đó, mong cho còi tàu mau rúc lên và lăn bánh thật nhanh để tránhnhững cảm giác lẫn lộn có thể sẽ khiến tôi bỏ cuộc giữa chừng bỡi những sự vây bủa địnhkiến khó hiểu.Tàu lăn bánh. Đó là tín hiệu khởi đầu cho “sự lập thân” của mình và là lúc tôi bĩnh tĩnh tựlật ngửa mình ra, moi hết tim gan coi nó méo mó, trầy trật ở chỗ nào? Trước hết là cảmgiác xốn xang, nao nao khi phải rời xa nơi tôi sinh ra và lớn lên. Một chút đau nhớn nhácgiống như con chó con bị bắt cho người lạ, đột ngột rời xa núm vú quen thuộc trên bụngmẹ, rời xa hơi hớm bầy đàn, rên ủng ẳng thảm thiết! Tôi cũng vậy, có điều tôi không rênlên, nhưng nhất định có chút buồn, nỗi buồn cay xè của kẻ lần đầu xa nhà, xa mọi thứthân quen. Phút chạnh lòng, tôi giật mình thoáng nghĩ, mình có vẻ như là con điên thậtsự, thứ dở hơi thực sự như tất cả mọi người, kể cả anh gán cho. Nếu không, sao tôi lạichọn nghề này, trong khi bạn bè cùng lứa, đứa thì vào y, đứa kiến trúc, kinh tế... nhữngngành hái ra tiền, lại được hưởng thụ mọi tiện nghi trong thành phố? Còn tôi? Tôi đã liêntục thổi tắt ngọn lửa hy vọng của mọi người, từ cách chọn nghề đến kiểu chọn nơi đến?Rồi tôi lại phản biện những định kiến sắp đặt kia: Tiền bạc, tiện nghi là cái gì? Nó giảiquyết được gì? Tôi phân thân ra, vừa tra hỏi vừa loay hoay tìm kiếm cách lý giải. Cùngmột lúc, tôi vừa là quan tòa, vừa là bị can đến nỗi đầu óc căng cứng mệt nhoài, theo bánhsắt lăn rập rình trên đường ray, rập rình cơn gà gật gãy khúc, như lúc vô tình nhìn chiếcbánh tráng nướng có cục mắm ruốc đỏ hỏn trên tay người đàn bà ngồi bên cạnh, cứ vơidần đi...Tôi là kẻ đã lên tàu và đang lao tới, không dừng lại được. Tôi xa dần và nhỏ dần trongmắt mọi người.Xuống sân ga, chẳng ai đón. Tủi thân. Lầm lũi ra bến xe chen chúc trong chiếc xe đò chậtcứng, ì ạch non nửa ngày mới tới nơi. Lại tủi thân. Niềm tủi phận cứ thế, cao thêm mộtchút, dày thêm một ít. Rồi lại tự nhủ: “Thôi, sự đã rồi. Đã lên tàu còn phân vân nỗi gì!”....ngày... tháng... năm...Viết tiếp...Nơi tôi đến, anh không thể nào tưởng tượng nổi. “Thật kinh khủng!”. Đó là cảm giác đầutiên khi tôi nhìn thấy ngôi làng bé tẹo bị vây phủ giữa đồi núi chập chùng. Tôi đã từngnhìn thấy núi rừng dọc đường lên Đà Lạt. Nhưng núi rừng ở đó thì dễ thương, thơ mộng,còn chỗ này thì quạnh quẽ, đìu hiu: Những con đường đất đỏ dọc ngang, vài quán tạphóa, những con bò thản nhiên nằm giữa đường. Nhà sàn chen lẫn với nhà mái tôn tườnggạch làm tôi ngẩn ngơ: Không gian văn hóa Tây nguyên bị tróc vảy sao? Nhưng tôi lạithích những bụi sắn, giàn bầu và lũ heo kéo lê chiếc bụng sát đất nom như nùi giẻ launhà... chen lẫn với cảnh tượng đó là những người đàn bà cong người trên những chiếc gùinhô lên vài que củi, mụt măng, trái bắp... Tất cả đều lắc lư theo bóng những người đànông rựa vác vai, miệng ngậm ống vố thở khói phì phèo, nhẩn nha đi phía trước, khiến tôiliên tưởng đến ống khói con tàu đưa tôi đến tận chốn này; trong khi đám trẻ con thì mìnhtrần, mốc cời, tóc hoe vàng nom rất lạ mắt.Khi thấy tôi, lũ trẻ nhìn ngơ ngác, còn cha mẹ chúng thì mở tròn mắt, tò mò vì sự xuấthiện đột ngột của một cô gái lạ giữa chốn “thâm sơn cùng cốc” này. Tôi hỏi thăm ngườithanh niên đường tới trường. Anh ta reo lên và nói câu gì đó bằng tiếng dân tộc tôi khônghiểu. Sau đó lại khum tay lên miệng hú một tiếng dài làm tôi hết hồn, như thể mình sắp bịđưa lên giàn hỏa vậy. Lát sau, mọi người lục tục kéo ra đường, tiến về phía dãy nhà sàndài. Người thanh niên đưa tôi nhập vào đám đông. Tới lúc đó, tôi mới kịp quan sát: Anhta cao lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, mái tóc bềnh bồng như nghệ sĩ trong dàn nhạcJazz. Tôi lí nhí nói mấy tiếng cảm ơn và đưa tay ra để anh ta dắt, trèo lên nhà sàn nối vớikhúc cây khất từng nấc, không mấy dễ dàng. Lát sau ba thầy cô giáo xuất hiện. Một vàingười còn mang theo nải chuối, thu đủ và vài loại trái rừng màu đỏ chót. Ché rượu có mặtngay giữa sàn cùng lúc với bếp lửa nổi lên. Cuộc tiếp đón mộc mạc, chân thành làm tôicảm động thực sự. Họ xoăn xít hỏi han, giải thích, an ủi... khiến tôi đỡ quạnh lò ...