Sau những năm tháng gian khổ, lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền Xô-viết, V.I.Lê-nin đã kết luận rằng: Giành được chính quyền đã khó, giữ được chính quyền lại càng khó hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lênin chống bênh quan liêu bao che tham nhũng V.ILÊ-NIN CHỐNG BỆNH QUAN LIÊU, BAO CHE, THAM NHŨNG Nguồn: fpe.hnue.edu.vn Sau những năm tháng gian khổ, lãnh đạo nhân dân và cáclực lượng vũ trang chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ Đảng, bảo vệ chínhquyền Xô-viết, V.I.Lê-nin đã kết luận rằng: Giành được chính quyền đã khó,giữ được chính quyền lại càng khó hơn. Hiện thực của Liên Xô, Đông Âu những năm 1989-1991, một minhchứng đau lòng đã một lần nữa tái khẳng định điều đó. Liên Xô - một siêucường thế giới, ở đó có một Đảng Cộng sản ra đời rất sớm, lớn mạnhnhanh chóng, từng đững vững trong các trận cuồng phong, bão tố và đãchiến thắng huy hoàng. Nhưng sau một thế kỷ, Đảng Cộng sản Liên Xô đãbị giải tán và sau ba phần tư thế kỷ, Liên bang Xô-viết đã tan vỡ. Sự kiệnchấn động trời đất đó nhắc nhở và lưu ý chúng ta rằng, giành được chínhquyền mới chỉ là bắt đầu, giữ và củng cố được chính quyền vững mạnh đểxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đích thực mới là nội dung cốt lõi, làviệc lâu dài đầy khó khăn và không một phút được lơ là. Theo V.I.Lê-nin thì bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ ĐảngCộng sản ít nhất có ba loại việc lớn. Một là, chống giặc ngoài; hai là, trấnáp thù trong và ba là, phải làm cho nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh,ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân. Một khi đã đập tan được cáccuộc xâm lăng, đã trấn áp một cách căn bản bọn phản cách mạng thìchính loại việc thứ ba (làm cho nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh, gắnbó với nhân dân) lại là việc không đơn giản và phải được đặt lên hàngđầu. Ở “mặt trận” này không có “khói súng” nhưng vô cùng gian khổ vàđầy tính quyết liệt. Đôi khi trong cảnh đầu rơi, máu chảy, thịt nát, xươngtan trước họng súng quân thù mà chiến sĩ cách mạng vẫn hiên ngangvượt qua, nhưng đứng trước một ham muốn, một sự cám dỗ tầm thườnglại không bước qua nổi. Có nhiều thứ “bệnh tật”, tệ nạn đã làm cho một sốcán bộ, đảng viên vấp ngã. Trong đó, V.I.Lê-nin đã liệt kê quan liêu vàtham nhũng hối lộ la hai loại tệ nạn nguy hiểm “giết người êm ái”. Ngườinói: “Toàn bộ công việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bịkhốn khổ trước hết về quan liêu... Nếu cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thìchính là cái đó.”(1) và “Hiện giờ có ba kẻ thù đang đứng trước mỗi người,bất kể người đó làm việc gì, ở cương vị nào... Kẻ thù thứ nhất- tính kiêungạo cộng sản chủ nghĩa; kẻ thù thứ hai - nạn mù chữ; kẻ thù thứ ba - nạnhối lộ.”(2). Người giải thích rằng: “Nếu còn hối lộ được, thì cũng không thểnói đến chính trị được. Trong trường hợp này, thậm chí cũng không thểnói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên khôngtrung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả. Một đạo luật chỉ có thểđưa đến kết quả xấu hơn, nếu trên thực tiễn nó được đem áp dụng trongđiều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành.”(3) Thật là chí lý, đã quan liêu xa rời quần chúng, lại dấn thân vào mê lộquan liêu, tham nhũng, hối lộ thì làm gì còn có lòng tin đối với nhân dân,làm sao có thể phản ánh và thực hiện được nguyện vọng chính đáng củanhân dân. Chính vì vậy, V.I.Lê-nin đã yêu cầu phải xử lý rất nghiêm khắchai thứ tội này. Trong hàng nghìn vụ việc, xin chỉ nêu ra ba trường hợplàm thí dụ. Về một trong những tội quan liêu: Tháng 5 năm 1920, Ban kim khí thuộc Hội đồng kinh tế quốc dân tốicao được giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất máy cày kiểu Phau-lơ, nhưngtrong kế hoạch sản xuất, Ban kim khí lại không tính đến các nguồn kim loạivà chất đốt. Những người được giao việc lại chỉ trao đổi giấy tờ, thư từ,điện thoại qua lại mà không làm việc trực tiếp, cặn kẽ với các bộ, ngành cóliên quan để giải quyết cụ thể, do đó công việc không tiến triển được. Mộtnăm rưỡi sau, vào ngày 21tháng11 năm 1921, Hội đồng lao động và quốcphòng phải quyết định thông qua một nghị quyết về việc sản xuất máy càyvà tiếp tục giao cho Ban kim khí thuộc Hội đồng kinh tế quốc dân tối caochịu trách nhiệm thi hành; đồng thời giao cho Bộ dân ủy tư pháp điều tratình trạng quan liêu giấy tờ và luộm thuộm trong suốt một năm rưỡi qua.Đầu tháng giêng năm 1922, vụ án được chuyển đến tòa án quân sự Mát-xcơ-va, vì kết quả điều tra cho thấy nhiều cán bộ trong Hội đồng kinh tếquốc dân tối cao và trong Bộ dân ủy nông nghiệp không chấp hànhnghiêm chỉnh nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên tòa án lại quyết định khôngxử phạt họ vì chiếu cố đến công lao những đồng chí này trong sự nghiệpkhôi phục kinh tế. Sau khi xem xét, Hội đồng lao động và quốc phòng đãlưu ý đoàn chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao và ban lãnh đạo Bộdân ủy nông nghiệp về thái độ thiếu nghiêm túc đối với việc sản xuất máycày phục vụ nông dân. Trong việc quyết định không xử phạt các cán bộ cótội, có sự tác động của chủ tịch Hội đồng kinh tế tối cao P.A. Bô-gđa-nốp.Vì vậy, V.I.Lê-nin đã có giác thư với lời lẽ rất thẳng thắn như sau: “Gửi P.A. Bô-gđa-nốp 23-XII-1921 Đồng chí P.A. B ...