Danh mục

Lí luận văn học nước ngoài hiện nay và phương hướng biên soạn giáo trình lí luận văn học ở Việt Nam trong tương lai

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.32 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công trình lí luận văn học của Vương Nhất Xuyên có tên Bài giảng lí luận văn học xuất bản năm 2004(10) gồm 13 chương: 1. Văn học và lí luận văn học, 2. Mĩ học tu từ, 3. Trạng thái ngôn ngữ văn học Trung Quốc 50 năm qua
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí luận văn học nước ngoài hiện nay và phương hướng biên soạn giáo trình lí luận văn học ở Việt Nam trong tương lai Lí luận văn học nước ngoài hiệnnay và phương hướng biên soạn giáo trình lí luận văn học ở Việt Nam trong tương lai Công trình lí luận văn học của Vương Nhất Xuyên có tên Bài giảng lí luận vănhọc xuất bản năm 2004(10) gồm 13 chương: 1. Văn học và lí luận văn học, 2. Mĩ học tutừ, 3. Trạng thái ngôn ngữ văn học Trung Quốc 50 năm qua, 4. Diễn biến của tinh thầnthẩm mĩ Trung Quốc đương đại, 5. Văn hoá đại chúng thay thế văn học cao cấp, 6.Phim Anh hùng và trạng thái điện ảnh Trung Quốc hiện nay, 7. Ba lần chuyển đổi củamĩ học hiện đại phương Tây, 8. Hàm nghĩa và thuộc tính của văn học, 9. Toàn cầu hoávà tình hình văn nghệ đương đại, 10. Thể nghiệm tính hiện đại và sự phân kì tính hiệnđại của văn học, 11. Nhận diện văn hoá đại chúng đ ương đại, 12. Cách đọc sách, 13.Viết luận văn của thạc sĩ, tiến sĩ. Có thể nhận thấy nhiệt t ình đem giáo trình lí luậnxích gần với đời sống văn nghệ đương đại, nhưng nội dung hơi pha tạp, không hẳn làgiáo trình lí luận văn học. Trước đó, năm 2003 Vương Nhất Xuyên cho xuất bản mộtgiáo trình lấy tên là Lí luận văn học(11), nội dung gồm Phần mở đầu và 8 chương: 1.Hàm nghĩa văn học, 2. Thuộc tính văn học, 3. Môi giới (me dia) văn học (ngoài ngônngữ còn tính đến các phương tiện ghi, khắc, viết, in, internet chuyển tải ngôn từ vănhọc), 4. Văn bản văn hoc, 5. Tầng bậc của văn bản văn học, 6. Sáng tác văn học, 7.Đọc văn học, 8. Phê bình văn học. Tập sách này chỉ tập trung vào bốn khái niệm chủyếu: Văn học, văn bản (bao gồm thể loại), sáng tác (bao gồm vai tr ò tác giả) và đọc(bao gồm phê bình). Lí luận văn học (giáo trình mới)(12) của Nam Phàm xuất bản năm 2002, gồm 4phần với tất cả 27 chương. Phần một:Sự cấu thành của văn học có các chương: 1. Sự táihiện của văn học, 2. Diễn ngôn văn học, 3. Nhà văn, 4. Văn bản, 5. Loại văn, 6. Diễnngôn tự sự, 7. Diễn ngôn trữ tình, 8. Tu từ, 9. Phương tiện truyền bá. Phần hai cótên Lịch sử và lí luận gồm 7 chương: 10. Nguồn gốc của văn học, 11. Văn học kinh điển,12. Văn học đại chúng, 13. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn, 14. Chủ nghĩahiện thực, 15. Chủ nghĩa hiện đại, 16. Chủ nghĩa hậu hiện đại. Phần ba có tên: Văn họcvà văn hoá gồm 6 chương, 17. Văn học và hình thái ý thức xã hội, 18. Văn học và lịchsử, 19. Văn học và xã hội, 20. Văn học và đạo đức, 21. Văn học và tư tưởng, 22. Vănhọc và giới tính. Phần bốn có tên là Phê bình và diễn giải văn học gồm 5 chương, 23.Chức năng của phê bình văn học, 24. Phê bình văn học và truyền thống lấy nhà văn làmtrung tâm, 25. Phê bình văn học và nghiên cứu tác phẩm, 26. Phê bình văn học và líthuyết tiếp nhận, 27. Phê bình văn học và nghiên cứu văn hoá. Giáo trình của Nam Phàmvừa kết hợp các nội dung truyền thống của lí luận văn học với các nội dung mang tínhhiện đại. Ngoài ba quyển(13) giáo trình trên còn có thể tìm thấy những cách biên soạn mớirất đáng tham khảo, như Lí luận văn học tân biên do Đồng Khánh Bính và Triệu Dũngchủ biên, trình bày lí luận văn học theo vấn đề. Đó là Văn học và lí luận; Văn học vàngôn ngữ; Văn học và thẩm mĩ, Văn học và văn hoá; Trữ tình văn học; Tự sự văn học;Văn học và kịch; Viết văn học ; Tiếp nhận văn học; Phê bình văn học; Phong cách vănhọc; Phát triển tư trào văn học; Tương lai văn học. Lí luận văn học(14), do Diêm Gia chủbiên, trích tuyển các luận văn của các nhà lí luận văn học nổi tiếng trên thế giới sắp xếptheo vấn đề. Đó là các vấn đề: Sự phát triển hôm nay của các vấn đề truyền thống; Vănhọc sử và tác phẩm kinh điển; Mở rộng không gian lí luận và phê bình; Các lí luận vềcái chết của văn học, lí luận, phê bình; Lí luận văn học và vấn đề thân phận của nó; Vănhọc nguyên tố học – những vấn đề ngoài tầm nhìn của bộ môn lí luận văn học của tácgiả Quách Chiêu Đệ(15), trình bày các lĩnh vực như tác gia học, văn bản học, độc giả học.Ngoài các bộ trên có thể kể giáo trình Dẫn luận nghiên cứu lí luận văn học(16) do UôngChính Long chủ biên, là giáo trình hướng dẫn nghiên cứu lí luận văn học. Các tác giảtrình bày các vấn đề như: Lí luận văn học là gì? Văn học là gì? Ngôn ngữ văn học, Vănthể và văn loại, Thơ và trữ tình, Tiểu thuyết và tự sự, Kịch và tính kịch, Hình thức vàphong cách, Chủ đề và phân tích hình tượng, Tác giả và viết, Người đọc và sự đọc, Vănhọc và xã hội, Lí luận văn học sử, Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Các giáo trình lí luận văn học Trung Quốc có thể cho ta thấy một hướng đổi mớigiáo trình mới, mở, linh hoạt, đa dạng, phù hợp với nhu cầu đào tạo, vừa phù hợp vớitình hình tri thức lí luận văn học hiện đại, vừa khắc phục những yếu tố cũ, xơ cứngtrong lí luận văn học của chúng ta. Họ đã phá vỡ mô hình lí luận gồm “bốn khối”,hướng tới các vấn đề đang gây tranh luận của lí luận văn học trên thế giới và vấn đềthiết thực của văn học. Các vấn đề như phương pháp sáng tác, văn học phản ánh hiệnthực, quan hệ văn học với chính trị ...

Tài liệu được xem nhiều: