Danh mục

Lí luận văn học trước yêu cầu đổi mới và phát triển

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.67 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1- Đánh giá thành tựu lí luận văn học Việt Nam thế kỉ XXTừ những thập niên đầu của thế kỉ XX, đồng thời với sự xuất hiện một thực tiễn lịch sử và thực tiễn nghệ thuật mới, khoa nghiên cứu văn học nói chung, bộ môn lí luận văn học nói riêng đã từng bước được hình thành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí luận văn học trước yêu cầu đổi mới và phát triển Lí luận văn học trước yêu cầu đổi mới và phát triển 1- Đánh giá thành tựu lí luận văn học Việt Nam thế kỉ XX Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, đồng thời với sự xuất hiện mộtthực tiễn lịch sử và thực tiễn nghệ thuật mới, khoa nghiên cứu văn học nóichung, bộ môn lí luận văn học nói riêng đã từng bước được hình thành.Qua các bài viết có tính chất nhập môn trên báo chí thời kì 1904-1929 củanhóm Đông kinh nghĩa thục và của các tác giả: Phan Bội Châu, Tản Đà,Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế, Trịnh Đình Rư v.v... đã ít nhiều cho thấy khôngchỉ những quan niệm khác nhau về bản chất, giá trị, về cái hay cái đẹp củavăn chương, mà còn cho thấy một sinh khí học thuật mới, một tư duy lí luậnmới đang phát huy ảnh hưởng trong đời sống văn học. Bước sang thời kì 1930-1945, với một thực tiễn văn học phát triểnphong phú chưa từng thấy cả về nội dung, hình thức và chất lượng nghệthuật, về thể loại, trào lưu, khuynh hướng, tác giả, tác phẩm, tạo nên mộtthời đại hiếm có trong lịch sử văn học thì lí luận văn học lại có thêm nhữngđiều kiện thuận lợi mới để phát triển. Dưới ảnh hưởng phương Tây, trựctiếp là ảnh hưởng Pháp, các trào lưu tư tưởng triết học, mĩ học và lí luậnvăn học hiện đại trên thế giới đã thâm nhập vào nước ta ở những ph ạm vi,mức độ khác nhau, chi phối sự vận động của các trào lưu, khuynh hướngvăn học. Đặc biệt là từ 1930 trở đi, với sự xuất hiện của Đảng cộng sản,khuynh hướng tư tưởng mĩ học mácxít đã ra đời, chi phối mạnh mẽ và sâusắc tiến trình lịch sử và văn học. Với vai trò tiên phong của Hải Triều và cácđồng chí của ông, những luận điểm cơ bản của lí luận văn học mácxít vànhững nguyên tắc tư tưởng thẩm mĩ đầu tiên của văn học vô sản hiện thựcxã hội chủ nghĩa cùng những đại biểu ưu tú của nó như: M. Gorki,R.Rolland, H.Barbusse v.v... đã được giới thiệu và truyền bá rộng rãi, mởđường cho khuynh hướng văn học cách mạng phát triển trở thành dòngchủ lưu trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Vào đầu những năm bốnmươi, với các văn kiện Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943), Mấynguyêntắc lớn của cuộc vận động văn hóa mới Việt Nam lúc này (1944) do đồngchí Trường Chinh chấp bút và Văn học khái luận (1944) của Đặng Thai Mai,lí luận văn học mácxít đã thực sự bám rễ vào thực tiễn văn học Việt Namđể trở thành một bộ phận hữu cơ trong lí luận đấu tranh cách mạng giảiphóng dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng thángTám. Từ 1945 trở đi, trong điều kiện kháng chiến, một thực tiễn văn học vớinhững phẩm chất mới đã hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa nhữngthành tựu lí luận văn học mácxít và thành tựu sáng tác của văn học cáchmạng đã đạt được ở thời kì trước. Bên cạnh việc học tập, tiếp thu các quanđiểm lí luận văn học và mĩ học từ Liên Xô, Trung Quốc và các nền văn họctiến bộ khác, các nhà lí luận Trường Chinh, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, HoàiThanh, Xuân Trường, Hồng Lĩnh, Nguyễn Đình Thi v.v... đã tiếp tục truyềnbá, cụ thể hóa những quan điểm lí luận văn học mácxít, gắn sự nghiệp vănhọc với sự nghiệp cách mạng văn hóa và sự nghiệp đấu tranh giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp. Văn kiện Chủ nghĩa Marx và văn hóa Việt Nam(1948) của đồng chí Trường Chinh là văn kiện quan trọng thể hiện nhữngquan điểm cơ bản nhất về lí luận văn hóa và văn học được xây dựng trêncơ sở kết hợp những nguyên tắc của mĩ học Marx-Lenin với thực tiễn vănhọc dân tộc dân chủ nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp. Mặc dù,vào thời kì này, có những lúc trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vàođầu những năm năm mươi đã bộc lộ những quan điểm tả khuynh cực đoantrong việc nhìn nhận một số giá trị văn học của quá khứ, nhưng về cơ bản,lí luận văn học thời kì này đã tiến dần tới việc xây dựng một hệ thống vàkhẳng định những nguyên tắc lí luận của nền văn học mới. Tuy nhiên, phải đợi đến cuối những năm nâm mươi, khi kháng chiếnkết thúc thắng lợi, đất nước bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội vàđấu tranh thống nhất nước nhà; khi các Trường đại học, các Viện nghiêncứu được thành lập thì khoa nghiên cứu văn học nói chung và lí luận vănhọc như một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học nói riêng mới chính thứcđược hình thành và phát triển. Từ đây, khoa học văn học và bộ môn lí luậnvăn học mới được xác định rõ đối tượng nghiên cứu, được soạn thành giáotrình giảng dạy và học tập trong nhà trường một cách tương đối quy củ vàbài bản. Ngay trong lúc mới chập chững, lí luận văn học và mĩ học mácxítđã phải đối mặt với những luồng tư tưởng diễn ra vào cuối những năm nămmươi, đầu những năm sáu mươi để khảng định những nguyên tắc tư tưởngthẩm mĩ của nền văn học mới. Trong điều kiện đó, lí luận về chủ nghĩa hiệnthực xã hội chủ nghĩa và phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩađược xem như là nòng cốt, là hạt nhân của lí luận văn học. Những quanđiểm chủ yếu của Marx, Engels, Lenin và của Đảng ta về văn học nghệth ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: