Danh mục

Lị trực khuẩn cấp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.93 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn. Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, điều khí bổ huyết. Đơn thuốc: Thang bào ẩm, Đương quy thược dược thang gia giảm. Công thức: Thang bào ẩm: Mễ xác (1) 10g, Mật ong 31g, Mễ xác sắc lấy nước, rót mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần sáng chiều. Đương quy thược dược thang gia giảm: Đương quy 60g, Bạch thược 60g, Lai phục tử 3g, Quảng mộc hương 3g, Hoành liên 9g, Địa du 12g, Chỉ xác 6g, Tân lang 6g, Hoạt thạch 10g,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lị trực khuẩn cấp Lị trực khuẩn cấp Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn. Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, điều khí bổ huyết. Đơn thuốc: Thang bào ẩm, Đương quy thược dược thang gia giảm. Công thức: Thang bào ẩm: Mễ xác (1) 10g, Mật ong 31g, Mễ xác sắc lấynước, rót mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần sáng chiều. Đương quy thược dược thang gia giảm: Đương quy 60g, Bạch thược 60g,Lai phục tử 3g, Quảng mộc hương 3g, Hoành liên 9g, Địa du 12g, Chỉ xác 6g, Tânlang 6g, Hoạt thạch 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang vào buổi tối. Hiệu quả lâm sàng: Đông y thường chia bệnh lỵ thành: thấp nhiệt lỵ, hưutức lỵ (cửu lỵ), hư hàn lỵ, dùng Thanh bào ẩm để trị tiêu (ngọn). Dùng đương quythược dược thang gia giảm để trị bản (gốc), có thể có tác dụng tốt. Phép điều trịnày đối với già trẻ phụ nhi đều thích hợp, đã sử dụng trên lâm sàng mấy chục nǎmchữa cho rất nhiều ca kết quả đều rất tốt. Bạch XX., nam, 30 tuổi, nông dân. Sángngày 4-7-1974, đột nhiên phát sốt, phát rét, tháo tỏng, ngay chiều hôm đó đi lỵ, ramủ máu, mót rặn, vào nhà tiêu liên tục, vào viện cấp cứu. Kiểm tra thân nhiệt 39độ C, huyết áp 120/70 mmHg, bạch cầu 13.600/mm3, trung tính 80%, lympho20%, thử phân thấy nhiều tế bào mủ và hồng cầu, chẩn đoán lỵ trực khuẩn cấp,cho dùng cloromycetin, tetracyclin, thuốc lỵ đặc hiệu phối hợp truyền dịch, nhưngđiều trị đến 4 ngày mà hiệu quả không rõ rệt. Ngày 8 tháng 7 chuyển sang điều trịđông y. Bệnh nhân đau bụng, mót rặn, đi lỵ phân lẫn lộn trắng đỏ. Đó là thấp nhiệttích, trệ ở ruột, khí huyết bị tắc, chức nǎng dẫn truyền rối loạn, sinh đau bụng mótrặn, thấp nhiệt hun đốt, tổn thương khí huyết đến nỗi thành lỵ. Phân đỏ trắng lẫnlộn, hậu môn nóng rát, tiểu tiện ít mà đỏ là do thấp nhiệt hạ trú. Rêu lưỡi vàng bẩn,mạch hoạt sác cũng là thể hiện của thấp nhiệt. Nên dùng phép thanh nhiệt, giảiđộc, lợi thấp, điều trị bổ huyết, cho uống Thang bào ẩm và Đương quy thượcdược thang gia giảm. Buổi sáng uống Thang bào ẩm buổi tối dùng Đương quythược dược thang gia giảm, mỗi ngày mỗi bài 1 thang. Bệnh nhân uống 2 hôm,mọi chứng đều hết, hoàn toàn khỏe mạnh ra viện. Bàn luận: Mễ xác chất bình vào các kinh phế, đại tràng và thận, các chứngho lâu, tả lỵ, di tinh, đau tim, bụng, gân cốt. Vì có tính cố sáp, lúc dùng nó nênthêm các vị khác; tránh tắc vị, làm trở ngại ǎn uống. Mật ong can bình, vào cáckinh phế vị đại tràng có tác dụng hoạt trường thông tiện, nhuận phế giảm ho, giảmđau. Bài Thang bào ẩm dùng tính cố sáp của Mễ xác cầm ngay đi ngoài, giảm sốlần đi, đồng thời giảm đau, dùng Mật ong để hoạt trường thông tiện, trị lỵ rất tốt(xét nghiệm in vitro, mật ong diệt trực khuẩn lỵ và cầu khuẩn sinh mủ), tác dụngnhanh, hết hẳn đau mót rặn, phối hợp với Đương quy thược dược thang gia giảmtrị gốc, hiệu quả càng rõ rệt. Lị trực khuẩn nhiễm độc Biện chứng đông y: Ngoài nhiễm phải khí thấp nhiệt dịch độc, trong bịthương tổn do ǎn uống sống lạnh, làm hại đến trường vị. Cách trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc cứu nghịch. Đơn thuốc: Gia vị liên mai thang. Công thức: Hoàng liên 2g, Ô mai 2g, Mạch đông 6g, Sinh địa 6g, A giao5g, Sa sâm 6g, Thạch hộc 6g, Mộc qua 6g, Tây dương sâm 2g (lượng dùng cho trẻ8 tháng). Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hiệu quả lâm sàng: Trình XX., nam, 8 tháng. Một ngày hạ tuần tháng 7nǎm 1970, cháu bắt đầu ỉa chảy mỗi ngày 3-4 lần, sốt 38o5 C, cho uống thuốc tâysulfadiasin, viên hạ sốt, bệnh thấy có biến chuyển tốt. Nhưng hôm thứ hai, sau bữacơm sáng thì bệnh nhi đột ngột sốt 40 o5 C, co giật, đại tiện lỏng, đỏ trắng, mỗingày trên 10 lần, bụng chứng, vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chẩn đoán là lịtrực khuẩn nhiễm độc. Vào viện truyền dịch, cho uống cloramphenicol, tiêm bắpneostigmin và chữa bằng đông y, 15 ngày sau bệnh diễn biến tốt, xuất viện. Saukhi xuất viện 8 giờ thì đến tối lại đột nhiên phát sốt, co giật, hôn mê, lại vào việncấp cứu, điều trị 5 ngày bệnh nhân vẫn trong trạng thái hôn mê, sốt cao không lui,ỉa chảy không cầm, có lúc co giật, vì điều trị không kết quả nên tự động xuất viện.Lúc mẹ cháu đem đến xin chữa bệnh thì bệnh nhi gầy sọp, lơ mơ, thân nhiệt 39o5C, da nhẽo. ỉa chảy mỗi ngày hơn 10 lần, nhiều chất nhày, đái vàng, lưỡi đỏ nổigai, rêu vàng khô. Cho dùng Gia vị liên mai thang. Sau khi uống 2 thang, bệnhthấy chuyển tốt rõ rệt, tinh thần tỉnh táo, nhiệt độ xuống còn 38 độ C (lấy ở hậumôn), đi ngoài giảm chỉ còn 2-3 lần mỗi ngày, ít chất nhày, rêu vàng đã hơi ướt.Vì bệnh nhân hơi ho, đầy bụng, nên trong bài thuốc trên bỏ Sa sâm, Thạch hộcthêm Trần bì, Hạnh nhân, Hậu phác, Tì bà diệp, uống tiếp 3 thang thì các chứngtrên đều hết. Sau đó ǎn uống điều hòa, bệnh nhi hoàn toàn bình phục, phát triểnbình thường. Bàn luận: Liên mai thang bắt nguồn từ Ôn bệnh điều biện, gia vị đểđiều trị lị trực khuẩn nhiễm độc, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: