LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAMGa Yên ViênTheo cuốn sách viết về truyền thống của ga Yên Viên, hiện tại chưa có căn cứ để khẳng định Ga Yên Viên được thành lập từ ngày tháng năm nào, nhưng được biết đoạn đường sắt Hà Nội - Gia Lâm được đưa vào khai thác cùng với việc hoàn thành và thông xe cầu Long Biên (Doumer) vào tháng 2-1902. Tiếp đó đoạn Gia Lâm - Yên Viên được đưa vào khai thác cùng với đoạn Hà Nội - Việt Trì vào tháng 3-1903. Như vậy, ga...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAMGa Yên ViênTheo cuốn sách viếtLỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Ga Yên ViênTheo cuốn sách viết về truyền thống của ga Yên Viên, hiện tại chưa có căn cứ đểkhẳng định Ga Yên Viên được thành lập từ ngày tháng năm nào, nhưng được biếtđoạn đường sắt Hà Nội - Gia Lâm được đưa vào khai thác cùng với việc hoànthành và thông xe cầu Long Biên (Doumer) vào tháng 2-1902. Tiếp đó đoạn GiaLâm - Yên Viên được đưa vào khai thác cùng với đoạn Hà Nội - Việt Trì vàotháng 3-1903. Như vậy, ga Yên Viên đã được xây dựng và đi vào hoạt động từtháng 3-1903, đến nay, đã tồn tại trên 100 năm tuổi.Ga Yên Viên xưa được xây dựng trên đất thuộc tổng Yên Viên, phủ Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh. Đây là một trong tổng cộng “7 ga chính, 27 ga xép và 12 điểm dừng”của tuyến ĐS Hà Nội - Lào Cai dài 296 km. Ga Yên Viên nằm song song bênquốc lộ 1A về phía tây với chiều dài gần 3 km. Giáp cột hiệu phía nam là cầuĐuống, phía Bắc giáp với địa phận Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ga nằm giữanhiều nhà máy xí nghiệp, kho tàng quan trọng như Tổng kho A, kho vật tư ngànhin, kho vật tư điện, kho vật tư địa chất, các nhà máy ôxy, cơ khí ĐK, diêm gỗ, thiếtbị bưu điện, cơ khí địa chất, thiết bị đường dây và trạm, gạch ngói cầu Đuống...Quốc lộ 1A chạy theo hướng nam - bắc và quốc lộ 3 chạy theo hướng đông - tâytạo nên một tam giác, đặt Ga Yên Viên vào giữa, có vị trí hết sức quan trọng làcửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, lại là đầu mối bốn tuyến ĐS nối liền cácvùng miền, thành phố lớn nhất của miền bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, TháiNguyên.Ga Yên Viên có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòngcho nên trong điều kiện chiến tranh hay hòa bình cũng được sự quan tâm của Đảngvà Nhà nước. Cùng với toàn ngành, nhiều thế hệ cán bộ, công nhân ga Yên Viênđã nối tiếp nhau vượt qua biết bao gian khổ hiểm nguy viết nên những trang sửhào hùng.Trong một tương lai không xa, ga Yên Viên sẽ được nâng cấp trở thành một trongnhững nhà ga đầu mối của tuyến đường sắt trên cao Yên Viên - Ngọc Hồi. Theobáo cáo tiền khả thi dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ triển khaivào năm 2005, tuyến đường sắt trên cao dài 24,6 km, xuất phát từ ga Hà Nội đitrên cao theo tim đường sắt hiện nay, qua sông Hồng và tiếp đất trước ga Gia Lâm.Sau đó, sẽ đi trên cầu cạn qua sông Đuống và dừng ở ga Yên Viên.Cũng nằm trong một dự án tiềm năng khác, dự án xây dựng tuyến đường sắt YênViên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân cũng mở ra cho ga Yên Viên những vận hộimới. Đoạn đường sắt từ ga Yên Viên đến cảng Cái Lân là đoạn đường sắt quantrọng, nối liền các tỉnh miền núi giáp Tây Nam Trung Quốc với thủ đô Hà Nội vàcác tỉnh đồng bằng phía Bắc sông Hồng tới miền duyên hải Đông Bắc - nơi có nềncông nghiệp đang phát triển mạnh và có cảng Cái Lân (cảng nước sâu vào loại lớnnhất miền Bắc).Việc nối thông đường sắt từ Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long với cảng Cái Lân manglại hiệu qủa thiết thực cho vận tải đường sắt trên toàn tuyến, đặc biệt là vận tảihàng hóa từ cảng nước sâu đến vùng kinh tế phía Tây: Yên Bái - Lào Cai và vùngVân Nam, Trung Quốc. Đó sẽ là những cơ hội thuận lợi để ga Yên Viên ngày càngphát triển, trở thành một trong những ga lớn của đường sắt Việt Nam.Ga Cẩm GiàngTôi sinh ra ở Ga Cẩm Giàng. Đó là một ga cách Hà Nội tròn 40 cây số và HảiPhòng 60 cây số. Suốt thời thơ ấu, tôi gắn bó với thị trấn và nhà ga đó nên có khánhiều kỷ niệm về nó và ngành đường sắt. Nhà tôi ở chỉ cách đường sắt khoảng bamươi thước. Ngôi trường Kiêm bị tôi học đến lớp Nhất cũng nằm kề ngay trênđường sắt và đi qua cổng nhà văn Thạch Lam, Nhất Linh. Thời ấy đồng hồ còn rấthiếm, thầy giáo tôi có chiếc đồng hồ quả quýt, thầy hay sai tôi đi bộ từ tr ường ranhà ga xem giờ để thầy lên giây và lấy lại giờ. Tôi không hiểu tại sao thầy tínhđúng giờ, trừ đi đoạn đường tôi đi và về. Mà đồng hồ nhà ga có chữ số La Mã saomà chính xác làm vậy. Không cứ thầy giáo mà dân quanh vùng thường lấy tiếngcòi tàu, tiếng bánh tàu lăn kình kình làm giờ sinh hoạt. Nhiều bà mệ nói: Thổi cơmđi con, tàu Phòng xuống rồi kia kìa. Hoặc tàu ngược rồi, sao chưa thấy bố nó vềnhỉ... Cả ông lão trên chiếc vó bè cũ kỹ bên con sông đào cũng lấy giờ tàu làm cữcho việc ra sông, hoặc bơi chiếc thuyền thúng ra chiếc vó, nghiêng cái giỏ lấy íttôm cá sai con vào chợ thị trấn bán cho bữa chiều.Không ai gọi là Hà Nội, Hải Phòng mà chỉ gọi tắt là tàu lên hoặc tàu xuống. Cókhi gọi là tàu Phòng hoặc tàu ngược...Nhà ga là một dãy nhà dài, bao giờ cũng quét vôi màu vàng như thể quy định từnghìn năm trước. Có 6 gian thì hai gian cho ông sếp ga, hai gian cho hai ông kýga, một gian làm phòng đợi tàu gọi là san đát tăng (tiếng Pháp, nhưng ai cũng gọithế thành quen, không ai nghĩ nó là tiếng Pháp nữa). Gian đợi tàu không kê tí đồđạc nào, ngoại trừ một cái cân bàn to tướng để cân hàng, kể cả con lợn bị trói, lồnggà hay bao gạo. Khách cần đợi tàu thì tìm g ...