Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu thế kỷ XX,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử ĐCS Việt Nam-Bài 1: Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930)_1Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 1 Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930)I. CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐẦUTHẾ KỶ XXĐảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tưtưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của cácchiến sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầuthế kỷ XX, phù hợp xu thế phát triển của thời đại.1. Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt NamCuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược,thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuậnthuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến,thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhậpkhẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốcphiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vôlý và vô nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến chodân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng thực hành chínhsách chuyên chế vềchính trị, làm cho dân ta không có một chút tự do,dân chủ nào. Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiệnchính sách chia để trị.Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá, thựcdân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trongvòng nô lệ.Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Namthay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xãhội thuộc địa, nửa phong kiến.Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nôngdân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sảnthành thị và giai cấp tư sản.Nhân dân ta bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sảnphá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chènép.Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơbản trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến: mâu thuẫn giữatoàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫngiữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địa chủphong kiến. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta vớibọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Độc lập dân tộc và người cày córuộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phongkiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánhnguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc.2. Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXa) Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nướcNgay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêunước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến,nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng đãvấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễphong trào này bị dập tắt, thì phong trào khác tiếp theo, không hề ngưngnghỉ, thật đúng với lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trướcgiờ xử tử: Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánhTây.Ngày 5-7-1885, phái kháng chiến còn sót lại trong triều đình Huế doTôn Thất Thuyết dẫn đầu đánh đồn Mang Cá và toà khâm sứ Trung Kỳ.Bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Quảng Trị.Ngày 13-7-1885, nhà vua xuống chiếu Cần Vương. Phong trào CầnVương nhanh chóng lan ra nhiều địa phương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cảNam Kỳ. Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Phong trào CầnVương còn kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thấtbại (1896). Trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chốngPháp không ngừng bùng nổ ở khắp các miền của đất nước. Cuộc khởinghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bềnbỉ của nông dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng HoaThám lãnh đạo. Thực dân Pháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn tiến côngYên Thế, nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại. Chỉ sau khi Hoàng HoaThám hy sinh (10-3-1913), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (kéo dài 30 năm từ1883-1913) mới kết thúc.b) Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sảnSau khi phong trào Cần Vương thất bại, nhiều sĩ phu yêu nước hướngra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới.Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản qua sách báo của Khang Hữu Vi,Lương Khải Siêu, gương Duy Tân của Nhật Bản, cuộc vận động hiếnpháp của Trung Quốc (1898), cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911)đã lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu và PhanChâu Trinh.Là ngọn cờ của phong trào yêu nước chống Pháp hồi đầu thế kỷ, lúc đầuPhan Bội Châu chủ trương lập chế độ quân chủ lập hiến, năm 1904 đãlập Duy Tân hội để khôi phục độc lập dân tộc. Tuy vậy, ông vẫn chưathấy vai trò chủ lực của nông dân.Năm 1912, ông cùng một số nhà yê ...