Danh mục

Lịch sử kinh tế học: Phần 1

Số trang: 164      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (164 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Lược sử kinh tế học" chọn lọc và trình bày theo trật tự biên niên những hình thái, học thuyết, vấn đề và quy luật kinh tế then chốt trong các xã hội phương Tây suốt mấy ngàn năm qua với một góc nhìn khách quan, cách diễn giải cuốn hút và những ví dụ minh họa rất sinh động, gần gũi. Nội dung cuốn sách được tổ chức thành 40 chương. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 của cuốn sách ngay sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử kinh tế học: Phần 1 NIALL KISHTAINY Tạ Ngọc Thạch dịch Nguyễn Trọng Tuấn dịch — — ★ LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC• A LITTLE HISTORY OF ECONOMICS • NHÃ NAM & NXB THẾ GIỚI ebook©vctvegroup | 27-11-2021 CHƯƠNG 1 Cái Đầu Lạnh Và Trái Tim Nóng Việc bạn đang cầm quyển sách này trên tay đã đặt bạn vào một vị trí đặcbiệt. Trước tiên, bạn (hoặc bất cứ ai cho bạn cuốn sách này) có tiền để muanó. Nếu bạn đến từ một nước nghèo, gia đình bạn có lẽ đang vật lộn sống quangày chỉ với một vài đô la. Hầu hết số tiền mà bạn có sẽ dùng để mua thức ănvà sẽ không còn lại chút tiền nào để mua một cuốn sách. Ngay cả khi bạn đãcó trong tay một cuốn, nó cũng có thể trở nên vồ dụng bởi vì bạn sẽ khôngđọc được nó. Ở Burkina Faso, một đất nước nghèo ở Tây Phi, chưa đến mộtnửa giới trẻ biết đọc; chỉ có một phần ba các bé gái có thể đọc. Thay vì học đạisố hoặc ngôn ngữ, một bé gái 12 tuổi có khi mất cả ngày chỉ để kéo những xônước về túp lều của gia đình mình. Bạn có thể cho rằng bạn và gia đình củabạn không giàu có đặc biệt, nhưng với nhiều người trên thế giới thì việc dùngtiền mua một cuốn sách và có thể đọc nó khó như lên mặt trăng vậy. Những người bị thôi thúc bởi trí tò mò và có lẽ bởi sự tức giận về sự khácbiệt lớn lao này thường phải tìm lời giải bằng kinh tế học. Kinh tế học làngành nghiên cứu về cách xã hội sử dụng các nguồn tài nguyên - đất đai,than đá, con người và máy móc -, những thứ có liên quan đến việc tạo rahàng hóa hữu ích như bánh mì và những đôi giày. Kinh tế học cho thấy lý dotại sao quan điểm cho rằng người dân ở Burkina Faso nghèo vì họ lười biếng,như một số người thường phát biểu, là rất sai lầm. Nhiều người trong số họlàm việc rất chăm chỉ, nhưng họ được sinh ra trong một nền kinh tế mà nóichung là không giỏi sản xuất hàng hóa. Tại sao nước Anh có các tòa nhà, sáchvở và giáo viên cần thiết để giáo dục trẻ em của đất nước họ trong khiBurkina Faso lại không có những thứ đó? Đây là một câu hỏi vô cùng khó giảiđáp và chưa ai hiểu được cặn kẽ. Kinh tế học cố gắng giải thích câu hỏi này. Đây là một lý do có sức nặng hơn khiến ta bị cuốn hút bởi kinh tế học, vàcó lẽ để bạn hình thành những ý tưởng của riêng bạn về nó. Kinh tế học làvấn đề sống còn. Ngày nay, một đứa trẻ sinh ra ở một nước giàu có rất ít nguycơ bị chết trước 5 tuổi. Cái chết của một đứa trẻ là một sự kiện hiếm hoi vàgây sốc nếu xảy ra. Tuy nhiên, ở những nước nghèo nhất trên thế giới, hơn10% trẻ em không sống được đến 5 tuổi vì thiếu thực phẩm và thuốc men.Thanh thiếu niên ở những nước này có thể tự coi mình là may mắn vì đã sốngsót. Từ “kinh tế học” nghe có thể hơi khô khan và khiến bạn nghĩ đến hàngđống số liệu thống kê nhàm chán. Nhưng thực ra nó chỉ đề cập đến việc làmthế nào để giúp mọi người sống sót, khỏe mạnh và được giáo dục. Nó đề cậpđến việc mọi người có được những gì họ cần để sống cuộc đời trọn vẹn vàhạnh phúc như thế nào - và tại sao một số người thì không có được nhữngthứ đó. Nếu chúng ta có thể giải quyết các câu hỏi kinh tế cơ bản, có lẽ chúngta có thể giúp mọi người sống tốt hơn. Ngày nay, các nhà kinh tế học có một cách suy nghĩ đặc biệt về tài nguyên- tức là những viên gạch để xây dựng một trường học, các loại thuốc để chữabệnh và những cuốn sách mà mọi người muốn. Họ nói rằng những thứ này“khan hiếm”. Vào những năm 1930, nhà kinh tế học người Anh LionelRobbins đã định nghĩa kinh tế học là ngành nghiên cứu về sự khan hiếm.Những thứ ít gặp như kim cương và chim công trắng là rất khan hiếm, nhưngđối với các nhà kinh tế học thì bút viết và sách vở cũng khan hiếm, mặc dùbạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở nhà hoặc tại cửa hàng gần nhà bạn.Bằng việc sử dụng từ “sự khan hiếm”, họ muốn nói rằng số lượng thì hạn chếmà mong muốn của con người có thể không có giới hạn. Nếu được, chúng tacó thể cứ tiếp tục mua bút và sách mới mãi - nhưng chúng ta không thể cóđược tất cả chúng vì mọi thứ đều có giá của nó. Điều này có nghĩa là chúng taphải lựa chọn. Hãy suy nghĩ thêm một chút về khái niệm chi phí. Chi phí không chỉ làbảng Anh hay đô la, mặc dù tiền là quan trọng. Hãy tưởng tượng tình huốngmột sinh viên phải chọn môn học nào vào năm tới. Có hai lựa chọn là lịch sửhoặc địa lý, nhưng không thể là cả hai. Sinh viên đó chọn lịch sử. Chi phí củalựa chọn đó là gì? Đó là những gì bạn từ bỏ: cơ hội để tìm hiểu về sa mạc,băng hà vĩnh cửu và các thành phố thủ đô. Thế còn chi phí của một bệnh việnmới? Bạn có thể cộng giá tiền mua gạch và thép dùng để xây nó. Nhưng nếuchúng ta nghĩ về những gì chúng ta từ bỏ, thì chi phí là ga xe lửa mà chúng tađã có thể xây dựng thay vì bệnh viện. Các nhà kinh tế học gọi đây là “chi phícơ hội”, và nó rất dễ bị bỏ qua. Sự khan hiếm và chi phí cơ hội cho thấy mộtnguyên tắc kinh tế cơ bản: người ta phải lựa chọn, giữa bệnh viện và nhà ga,trung tâm mua sắm và sân bóng đá. Vậy là kinh ...

Tài liệu được xem nhiều: