Danh mục

lịch sử tư tưởng kinh tế: phần 2

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 920.13 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(nb)mời các bạn tham khảo lịch sử tư tưởng kinh tế: phần 2 sau đây để nắm bắt những kiến thức về tư tưởng kinh tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa; các tư tưởng kinh tế về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội mới. mời các bạn tham khảo sách để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
lịch sử tư tưởng kinh tế: phần 2 PHẦN THỨ BA TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Chương VI HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạnchống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là trườngphái kinh tế khoa học đã đi vào nghiên cứu bản chất bên trong của quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa. Về thế giới quan, kinh tế chính trị tư sản cổ điển cho rằng phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa tồn tại tự nhiên, vĩnh viễn. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển ở Anh bắt đầu từ W. Petty đến David Ricardo, ởPháp từ Boisguillebert đến Sismondi.I- SỰ TAN RÃ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN. Vào cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa trọng thương bắt đầu tan rã, đầu tiên là ở Anh, sauở Pháp. + Ở Anh: Do sự phát triển của công trường thủ công làm cho lợi nhuận công nghiệpcao hơn và ổn định hơn lợi nhuận thương nghiệp. Giai cấp tư sản Anh lớn mạnh, đòi tự dohóa kinh tế và các cuộc cách mạng tư sản ở Anh và Hà Lan càng đẩy chủ nghĩa trọngthương mau tan rã. + Ở Pháp: do sự phá sản của chủ nghĩa trọng thương Pháp thể hiện qua sự bế tắc củachủ nghĩa Colbert làm cho kinh tế nông nghiệp bị suy sụp.II- TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA WILLIAM PETTY (1623-1687). 1. Sơ lược tiểu sử: Xuất thân gia đình thợ thủ công, làm thủy thủ, tham gia các hoạt động tích lũynguyên thủy, sau trở thành thầy thuốc có tài, tiến sỹ vật lý, phát minh ra máy đánh chữ,sáng lập môn thống kê và môn kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Là nhà kinh tế học ngườiAnh, tư tưởng kinh tế của ông phản ánh sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương và sự ra đờicủa trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển nên ông có hai thế giới quan và hai phươngpháp của hai trường phái khác nhau. Ông vừa là đại địa chủ, vừa là đại tư sản nên lậptrường giai cấp không triệt để. Về thế giới quan: theo chủ nghĩa duy vật tự phát, kế tục Becon. Về phương pháp : dùng phương pháp phân tích có sự trợ giúp của thống kê. Xuấtphát từ hiện tượng kinh tế cụ thể, phức tạp để đi đến các phạm trừ trù tượng. Chuyển dầntrọng tâm nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất. 2. Các tác phẩm: “Bàn về thuế khóa và lệ phí” (1667), “Giải phẩu chính trị Ireland”(1672), “Số học chính trị” (1676), “Bàn về tiền tệ” (1682). 3. Nội dung các lý thuyết kinh tế chủ yếu: a) Lý thuyết giá trị - lao động: Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí” Petty đưa ra ba phạm trù : giá cả tựnhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị. Qua các phân tích của mình, Petty cho rằng: + Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa. Nó do hao phí lao động tạo ra. Lượng của giácả tự nhiên hay giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc. + Giá cả nhân tạo chính là giá cả thị trường. Theo ông, giá cả nhân tạo thay đổi phụthuộc giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu về hàng hóa trên thị trường. + Giá cả chính trị là loại đặc biệt của giá cả tự nhiên, nó do hao phí lao động tạo rahàng hóa quyết định trong điều kiện chính trị không thuận lợi. Do vậy, hao phí lao độngtrong giá cả chính trị phụ thuộc nhiều hiện tượng ngẫu nhiên nên khó hiểu và thường caohơn so với hao phí lao động trong giá cả tự nhiên. Như vậy, Petty là người đầu tiên trong lịch sử trình bày lý luận giá trị - lao động mộtcách khá chặt chẽ: ông đã phát hiện ra thực chất của giá trị và đã đi vào tìm hiểu mặt lượngcủa giá trị. Tuy nhiên, lý thuyết giá trị lao động của ông chứa nhiều hạn chế: + Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng giá trị của hàng hóa phụthuộc giá trị của tiền, của hao phí lao động làm ra tiền. Mặt khác ông còn chưa khẳng địnhdứt khoát nguồn gốc của giá trị là do lao động tạo ra hay do đất đai sinh ra vì ông đã đưa raluận điểm “lao động là cha và đất đai là mẹ của nó”. Ở đây, Petty đã lẫn lộn giữa lao độngcụ thể và lao động trừu tượng, giữa giá trị và giá trị sử dụng. + Xác định giá trị của hàng hóa không do lao động tạo ra mà do tiền lương. Ông viết: “Thước đo thông thường của giá trị là thức ăn trung bình hàng ngày của một người lớn,chứ không phải lao động của người đó”. b) Lý thuyết tiền lương: Petty cho rằng tiền lương là giá cả của lao động, nó có giới hạn cao nhất chính làmức tư liệu sinh hoạt tối thiểu. Giữa tiền lương và giá cả tư liệu sinh hoạt có quan hệ tỷ lệnghịch và Petty cho rằng khi giá cả tư liệu sinh hoạt rẻ thì khó kiếm được công nhân và laođộng của người nghèo sẽ đắt lên. Người nghèo sẽ tích cực làm việc khi miếng ăn của họ bịđe dọa. Lập luận của Petty đã đặt nền móng cho lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lương” vàcũng là lý luận mầm móng cho sự phân tích quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa sau này. c) Lý luận về ...

Tài liệu được xem nhiều: