"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy Hội chèo làng Ðặng đi qua ngõ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay"
Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỀ HÁT CHÈO VIỆT NAM
LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỀ HÁT
CHÈO VIỆT NAM
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội chèo làng Ðặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay
Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật
quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái
chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc,
chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần
nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc
đáo.
Lịch sử nghề Hát chèo
Kinh đô Hoa Lư - Ninh Bình được coi là đất tổ của sân khấu chèo, và người
sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ
10. Sau này loại hình nghệ thuật biểu diễn này đã được phát triển rộng ra đồng bằng
Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của
người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và
cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công
nguyên, họ đã biết biểu diễn các vở chèo đầu tiên trên sân đình. Nhạc cụ chủ yếu của
chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân
thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.
Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua
thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại
này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.
Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân
đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên
đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có
phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị
bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.
Một cảnh trong vở
Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không Hồ Xuân Hương
cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh
hưởng của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người
hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18,
hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát
triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị
Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này.
Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân,
Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo
được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra
đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.
Chèo sân đình, còn được gọi là chèo cổ: Là loại hình chèo cổ của những
phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia
đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân,
đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn
đế. Chèo sân đình diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động
tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.
Trên đường xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt sinh hoạt đời thường của bà
con thôn xóm, những người làm chèo đã nhanh chóng kịp thời chuyển địa điểm diễn
qua sân đình, từ lòng đình hoặc thềm đình quay ra ba phương sáu hướng, lấy đấy làm
khán trường ngoài trời rộng rãi phóng khoáng. Cứ thế, dần hình thành cả loạt nguyên
tắc kịch thuật linh hoạt độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môn gọi là sân khấu ba mặt.
Quá trình tìm cách thể hiện các tích mới, nhân vật mới, tình huống mới, nghệ
nhân đã vay mượn các loại dân ca, dân vũ trò diễn dân gian và chèo hoá chúng dần
cho tới khi thành thủ pháp của vốn nghề nhà. Không loại trừ những cái mới không thể
không sáng tạo, ban đầu có thể còn vụng về, gồ ghề, sau được người này kẻ kia uốn
nắn sửa sang mà thành hay dần, đẹp dần, với sức diễn tả mạnh dần.
Dường như trong chèo cổ, cái cười ngày càng chiếm thời gian dài, càng chú ý
phản ánh những thói hư tật xấu của đời thường. Ðiều đó, làm cho tính xã hội của chèo
ngày mỗi nổi đậm về sau. Nổi bật hơn cả là lớp việc làng chỉ bằng nói thường, nói lối,
nói rao, ngâm thơ, với đủ thành phần nhân sự của bộ máy chính quyền cơ sở đại
diện cho pháp luật, tập tục, đạo lý, tôn giáo, bị vạch mặt thật ê chề.
Song nhà nghề trân trọng gìn giữ, coi là mẫu mực cho nghề Tổ, còn là cả loại
hình tượng nhân vật nữ tốt có, chưa hẳn tốt có, chưa hẳn xấu cũng có, đặc biệt là số
nhân vật nữ vượt khỏi vòng kiềm toả của đạo lý phong kiến, như Thị Màu, đào Huế,
Suý Vân,...
Có điều, nếu Thị Màu chỉ là nhân vật đối tỷ cốt
làm bật rõ sự nhẫn nhục của Thị Kính lần nữa, để đức
độ nàng khả dĩ đủ mức lên toà sen thành Phật Quan Âm;
nhân vật đào Huế tuy chẳng ai nói là phản diện nhưng
cũng không được nhà Nho ưa, vẫn chỉ là chi tiết phụ,
mà nếu có lược đi cũng không hại gì đến kết cấu và chủ
đề tích truyện; còn Suý Vân, người phụ nữ bất đắc dĩ
đành bỏ chồng, lại nằm vào bản thân (tích) trò, hay nói
đúng hơn, dễ tới 2/3 thời gian diễn tích Kim Nham là để
Một cảnh trong vở
...