Danh mục

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa phần 2 CHƯƠNG III C

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 388.96 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III (3)IV. HOẠ 1. Các bậc thầy trong ngành hoạ Trung Hoa Cố Khải Chi “Hoạ sĩ lớn nhất, thiên tài hay cuồng nhân” – Bức tiểu hoạ của Hàn Dũ – Phái cổ điển và phái lãng mạn – Vương Duy – Ngô Đạo tử Huy Tôn, nghệ sĩ hoàng đế - Các bậc thầy đời Tống Phương Tây phải mất bao nhiêu lâu mới quen với môn hoạ Trung Hoa, điều đó không đáng trách vì quan niệm về hoạ của Trung Hoa khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa phần 2 CHƯƠNG III C Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III (3)IV. HOẠ1. Các bậc thầy trong ngành hoạ Trung HoaCố Khải Chi “Hoạ sĩ lớn nhất, thiên tài hay cuồng nhân” – Bức tiểu hoạcủa Hàn Dũ – Phái cổ điển và phái lãng mạn – Vương Duy – Ngô Đạo tử -Huy Tôn, nghệ sĩ hoàng đế - Các bậc thầy đời TốngPhương Tây phải mất bao nhiêu lâu mới quen với môn hoạ Trung Hoa, điềuđó không đáng trách vì quan niệm về hoạ của Trung Hoa khác xa của chúngta từ nguyên tắc tới phương pháp. Trước hết các hoạ sĩ Đông Á không baogiờ vẽ trên vải; có thời, như thời ảnh hưởng đạo Phật lấn át tất cả, họ vẽ trêntường (bích hoạ); gần đây họ vẽ trên giấy; nhưng xét chung thì họ vẽ trênlụa, mà thứ này không được bền, thành thử về lịch sử môn hoạ họ chỉ còngiữ được những hồi kí cùng giai thoại. Điểm thứ nhì là các bức hoạ TrungHoa cho ta một cảm tưởng rất nhẹ, cực kì mỏng mảnh; đa số là những bứcbằng thuốc màu (thuỷ thái hoạ) và họ không dùng những màu mạnh mẽ,“nóng”, như các tranh sơn màu của Âu châu. Người Trung Hoa cũng đã thửdùng sơn màu nhưng rồi bỏ ngay vì cách này khó quá, thô quá đối với tinhthần thích sự tinh tế của họ. Họ cho hoạ pháp, ít nhất trong những hình thứcđầu tiên, chỉ là một lối thư pháp (viết chữ); họ vẽ bằng cây bút dùng để viết,và nhiều bức hoạ bất hủ của họ chỉ là những bức tranh vẽ bằng bút mực[1].Sau cùng những bức hoạ đẹp nhất của họ thường bị họ giấu, không chokhách du lịch nước ngoài thấy. Vì họ không treo tranh lên tường trong nhàhoặc trong tàng cổ viện, mà cuốn lại, cất kĩ, chỉ mở ra coi khi có một cuộcthưởng lãm nghệ thuật, như chúng ta lấy sách trong một ngăn tủ, mở ra đọc.Những bức hoạ cuốn lại đó được bồi bằng giấy hay lụa, và họ “đọc” chúngcũng như đọc một bài thơ, bài văn viết tay; đôi khi họ cũng treo trên tường,nhưng chỉ những bức nhỏ thôi, rất ít khi họ đóng khung, đôi khi họ vẽ lênmột bức bình phong một loạt tranh. Cuối đời Tống, đã có tới mươi ba pháinhỏ (?) (subdivision) và vô số hình thức.Theo các sách Trung Hoa thì hoạ là một nghệ thuật riêng biệt, đã được trọngtừ mấy thế kỉ trước T.L., và mặc dầu chiến tranh và cách mạng, nó vẫn cònđược duy trì tới ngày nay. Tương truyền hoạ sĩ đầu tiên của Trung Hoa làmột người đàn bà, bà Lei, chị (hay em) vua Thuấn; một nhà phê bình bảo:“Buồn nhỉ, nghệ thuật chí cao đó mà lại do một người đàn bà phát minh raà!”. Hiện nay không còn một bức hoạ nào của đời Chu, nhưng chắc chắn lànghệ thuật đó đã có từ trước đó lâu vì Khổng tử bảo đã xúc động khi đứngtrước những bích hoạ ở nhà Minh đường (một tàng cổ viện) tại Lạc Dương.Trong buổi đầu đời Hán, một văn sĩ hận rằng các hoạ sĩ không vẽ chân dungmột vị anh hùng mà ông ta ngưỡng mộ: “Có nhiều người vẽ giỏi mà saokhông ai vẽ chân dung ông ấy?”. Người ta kể chuyện một quái kiệt thời đótên là Lieh-I, có thể vẽ một đường thẳng băng dài ba trăm thước tây, vẽ mộtbản đồ tỉ mỉ của Trung Hoa trên một bề mặt vài phân vuông, và ngậm nướcmàu đầy một miệng rồi phun ra thành một bức tranh[2], những con phượngông ta vẽ linh động tới nỗi người ta ngạc nhiên sao không thấy nó bay. Cóvài dấu hiệu làm cho người ta ngờ rằng môn hoạ Trung Hoa đã đạt được mộttrong những điểm cao nhất ở đầu kỉ nguyên Tây lịch, nhưng chiến tranh vàthời gian đã huỷ hết những chứng cứ cho thuyết đó rồi. Từ ngày quân Tầnvô Lạc Dương cướp bóc, đốt phá (khoảng 249 tr. T.L) cho tới vụ loạn Quyềnphỉ (1900), quân lính của Tung Cho hạ những bức tranh lụa trong cung điệnxuống để gói những đồ vật tầm thường, thì nghệ thuật và chiến tranh thayphiên nhau thắng bại; tàn phá rồi sáng tác, sáng tác rồi tàn phá; nhưng sự tànphá vẫn mạnh hơn nhiều.Ở thế kỉ III và IV, đạo Ki tô làm thay đổi văn hóa và nghệ thuật các xứ trênbờ Địa Trung Hải, thì cũng vào khoảng đó, đạo Phật thực hiện một cuộccách mạng trong đời sống Trung Hoa về tín ngưỡng và thẩm mĩ quan. ĐạoKhổng vẫn còn giữ trọn quyền thế trong khu vực chính trị, còn đạo Phật kếthợp với đạo Lão chiếm ưu thế về nghệ thuật, kích thích các nghệ sĩ TrungHoa, bằng các đề tài, biểu tượng, phương pháp và hình thể từ Ấn Độ truyềnsang. Thiên tài bậc nhất của phái hoạ Phật giáo Trung Hoa là Cổ Khải Chi.Người ta đã dệt ra bao nhiêu huyền thoại và giai thoại về ông. Ông yêu mộtthiếu nữ con một ông hàng xóm, hỏi cưới, nàng không ưng vì chê ông khôngcó tương lai rực rỡ. Ông bèn vẽ nàng lên một bức tường rồi lấy một cái gainhọn đâm vào trái tim[3], từ đó nàng suy yếu lần. Ông qua thăm nàng, nàngcó vẻ xiêu lòng, về nhà ông rút cái gai ra, nàng khoẻ mạnh lại. Các nhà sưmuốn dựng một ngôi chùa ở Nam Kinh, ông hứa quyên một triệu đồng; cảnước cười ông nói khoác vì biết ông nghèo cũng như mọi nghệ sĩ khác. Ôngbảo: “Cho tôi dùng một bức tường”. Người ta bằng lòng, ông vẽ lên bứctường ấy vị la hán Uimala Kirti. Vẽ xong, ông mời các hoà thượng lại chỉcho ...

Tài liệu được xem nhiều: