Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa PHẦN II -
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 325.47 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê PHẦN II - (3)VII. VĂN XUÔI Văn thơ Trung Quốc nhiều vô số kể - Lịch sử tiểu thuyết – Sử kí – Tư Mã Thiên – Các nhà viết tuỳ bút và tiểu luận – Hàn Dũ và Phật cốt Đường thi chỉ là một phần của thơ Trung Hoa mà toàn thể thơ Trung Hoa chỉ là một phần nhỏ của văn học Trung Hoa. Chúng ta khó mà định được thời đại, đánh giá được sự quan trọng của văn học đó, khó mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa PHẦN II - Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê PHẦN II - (3)VII. VĂN XUÔIVăn thơ Trung Quốc nhiều vô số kể - Lịch sử tiểu thuyết – Sử kí – Tư MãThiên – Các nhà viết tuỳ bút và tiểu luận – Hàn Dũ và Phật cốtĐường thi chỉ là một phần của thơ Trung Hoa mà toàn thể thơ Trung Hoachỉ là một phần nhỏ của văn học Trung Hoa. Chúng ta khó mà định đượcthời đại, đánh giá được sự quan trọng của văn học đó, khó mà có một ý niệmvề sự phổ biến của nó trong dân chúng. Thời xưa người Trung Hoa khôngbiết tới tác quyền, ai in lại cũng được, mà in lại dễ dàng, rẻ tiền, thành thửtrước khi quan niệm của phương Tây xâm nhập Trung Quốc, giá sách rất rẻ,chỉ mười lăm quan Pháp là mua được một bộ hai chục cuốn Bách Khoa toànthư mới, và trọn bộ tứ thư ngũ kinh chỉ bán ba chục quan. Nhận định chođúng giá trị văn thơ Trung Quốc là một điều rất khó vì người Trung Hoa coitrọng hình thức hơn nội dung, mà chính cái hình thức đó lại không thể nàodịch ra được. Người Trung Hoa cho rằng văn học của họ nhất thế giới, chỉkém có văn học Hi Lạp, mà họ nhường Hi Lạp như vậy chỉ là để tỏ rằng họnhã nhặn thôi. Chúng ta hiểu được lòng tự phụ đó của họ.Các nhà văn phương Tây chúng ta cho viết tiểu thuyết là cách chắc chắnnhất để nổi danh; còn người Trung Hoa thì lại cho tiểu thuyết không phải làvăn chương. Trước khi người Mông Cổ đưa tiểu thuyết vào Trung Hoa thìngười Trung Hoa cơ hồ như không có tiểu thuyết; mà ngay bây giờ nữa[trước thế chiến thứ nhì], các nhà Nho[1] vẫn coi những tiểu thuyết hay nhấtcủa Trung Hoa là thứ để cho đại chúng tiêu khiến, không đáng ghi vô vănhọc sử. Đa số những người ít học không để ý tới sự phân biệt ấy, không dodự gì cả, đọc thơ Bạch Cư Dị, Lí Bạch, rồi đọc qua các tiểu thuyết khuyếtdanh tràng giang (viết bằng bạch thoại cũng như các vở tuồng) chép nhữngbiến cố bi thảm trong lịch sử của họ. Vì đa số tiểu thuyết nổi danh TrungHoa là lịch sử tiểu thuyết, rất ít cuốn thuộc loại tả chân hoặc phân tích tâm lí,phân tích xã hội như bộ Anh em nhà Karamazov, Núi thần[2], Chiến tranhvà Hoà bình, Những kẻ khốn khổ[3] của phương Tây. Một trong những tiểuthuyết cổ nhất là Thuỷ hử của một nhóm văn sĩ thế kỉ XIV; một trong nhữngtiểu thuyết dài nhất là Hồng lâu mộng gồm hai mươi bốn quyển, viết vàokhoảng 1650; một trong những bộ hay nhất là Liêu trai chí dị, văn vừa đẹp,nhã vừa gọn; nổi danh nhất là bộ Tam Quốc Chí gồm 1.200 trang trong đótác giả, La Quán Trung, chép mà tô điểm thêm những chiến tranh, nhữngmưu mô xảy ra sau khi nhà Hán sụp đổ. Những truyện tràng giang đó đạikhái cũng như các truyện tả phong tục bọn bịp bợm ở thế kỉ XVIII phươngTây, theo lời người ta nói, thì nhiều khi có lối tả tính tình hài hước như trongTom Jones với lối kể cruyện linh động, hấp dẫn trong Gil Blas[4]. Nhữngngười già nhàn rỗi nên đọc những truyện Tàu đó.*Loại văn học được trọng nhất ở Trung Hoa mà cũng được dân chúng thíchnhất là văn chép sử. Không một dân tộc nào có nhiều sử gia và chép nhữngbộ sử nhiều chi tiết như vậy như dân tộc ấy. Ngay từ thời Thượng cổ, mỗitriều đình cũng đã có những viên thái sử chép lại sự nghiệp vĩ đại của nhàvua, cùng những điều dị thường tai nghe mắt thấy; nghề chép sử đó tới cuốiđời Thanh vẫn còn, do đó Trung Hoa có một kho tài liệu lịch sử vĩ đại vôsong trên thế giới; tài liệu nào cũng rất dài và thường đọc rất chán. Bộ Nhịthập tứ sử của các quan thư cục xuất bản năm 1747 gồm 219 cuốn dày, lớn.Từ cuốn Thư kinh Khổng tử đã san định kĩ lưỡng, bộ Tả truyện [Tả KhâuMinh] viết khoảng một trăm năm sau để chú giải và làm cho tác phẩm củaPhu tử linh động hơn[5], và bộ Trúc thư [sử khắc lên thẻ tre], tìm thấy trongmộ vua Nguỵ [Tương vương] [gồm trên mười ngàn chữ], môn chép sử củaTrung Hoa luôn luôn tiến bộ, và tới thế kỉ II trước T.L, xuất hiện một côngtrình bất hủ, kiên nhẫn của Tư Mã Thiên, tức bộ Sử kí.Được nối chức thái sử của cha vừa chép sử vừa coi thiên văn, Tư Mã Thiênmới đầu sửa lại lịch rồi để hết thì giờ làm tiếp một công trình là chép sửTrung Hoa từ đời Hoàng Đế đến thời của ông [đến năm -104 niên hiệu TháiSơ đời Hán Vũ Đế]. Ông không nhắm việc tô chuốc lời văn mà chỉ muốnchép càng đủ càng tốt. Bộ sử của ông chia là năm phần: 1. Bản kỉ, chép việccác đế vương; 2. Biểu, chép việc lớn việc nhỏ trong từng năm; 3. Thư, ghilại lễ, nhạc, luật, lịch thiên văn, tế lễ, sông ngòi, và thương mại (kinh tế); 4.Thế gia, chép truyện các vương hầu, tướng quốc, tướng soái; 5. Liệt truyện,chép tiểu sử các danh nhân.Ông chép sử một khoảng thời gian gần ba ngàn năm, từ đầu tới cuối gồm526.000 chữ viết bằng một cây nhọn lên thẻ tre. Khi hoàn thành công việcsuốt đời ông đó, ông trình lên nhà vua và với hậu thế như sau:Kẻ hạ thần sức đã kiệt, mắt đã mờ, và chỉ còn vài cái răng. Kí tính suy tớinỗi bây giờ biến cố nào xảy ra là quên ngay; bao nhiêu sinh lự ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa PHẦN II - Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê PHẦN II - (3)VII. VĂN XUÔIVăn thơ Trung Quốc nhiều vô số kể - Lịch sử tiểu thuyết – Sử kí – Tư MãThiên – Các nhà viết tuỳ bút và tiểu luận – Hàn Dũ và Phật cốtĐường thi chỉ là một phần của thơ Trung Hoa mà toàn thể thơ Trung Hoachỉ là một phần nhỏ của văn học Trung Hoa. Chúng ta khó mà định đượcthời đại, đánh giá được sự quan trọng của văn học đó, khó mà có một ý niệmvề sự phổ biến của nó trong dân chúng. Thời xưa người Trung Hoa khôngbiết tới tác quyền, ai in lại cũng được, mà in lại dễ dàng, rẻ tiền, thành thửtrước khi quan niệm của phương Tây xâm nhập Trung Quốc, giá sách rất rẻ,chỉ mười lăm quan Pháp là mua được một bộ hai chục cuốn Bách Khoa toànthư mới, và trọn bộ tứ thư ngũ kinh chỉ bán ba chục quan. Nhận định chođúng giá trị văn thơ Trung Quốc là một điều rất khó vì người Trung Hoa coitrọng hình thức hơn nội dung, mà chính cái hình thức đó lại không thể nàodịch ra được. Người Trung Hoa cho rằng văn học của họ nhất thế giới, chỉkém có văn học Hi Lạp, mà họ nhường Hi Lạp như vậy chỉ là để tỏ rằng họnhã nhặn thôi. Chúng ta hiểu được lòng tự phụ đó của họ.Các nhà văn phương Tây chúng ta cho viết tiểu thuyết là cách chắc chắnnhất để nổi danh; còn người Trung Hoa thì lại cho tiểu thuyết không phải làvăn chương. Trước khi người Mông Cổ đưa tiểu thuyết vào Trung Hoa thìngười Trung Hoa cơ hồ như không có tiểu thuyết; mà ngay bây giờ nữa[trước thế chiến thứ nhì], các nhà Nho[1] vẫn coi những tiểu thuyết hay nhấtcủa Trung Hoa là thứ để cho đại chúng tiêu khiến, không đáng ghi vô vănhọc sử. Đa số những người ít học không để ý tới sự phân biệt ấy, không dodự gì cả, đọc thơ Bạch Cư Dị, Lí Bạch, rồi đọc qua các tiểu thuyết khuyếtdanh tràng giang (viết bằng bạch thoại cũng như các vở tuồng) chép nhữngbiến cố bi thảm trong lịch sử của họ. Vì đa số tiểu thuyết nổi danh TrungHoa là lịch sử tiểu thuyết, rất ít cuốn thuộc loại tả chân hoặc phân tích tâm lí,phân tích xã hội như bộ Anh em nhà Karamazov, Núi thần[2], Chiến tranhvà Hoà bình, Những kẻ khốn khổ[3] của phương Tây. Một trong những tiểuthuyết cổ nhất là Thuỷ hử của một nhóm văn sĩ thế kỉ XIV; một trong nhữngtiểu thuyết dài nhất là Hồng lâu mộng gồm hai mươi bốn quyển, viết vàokhoảng 1650; một trong những bộ hay nhất là Liêu trai chí dị, văn vừa đẹp,nhã vừa gọn; nổi danh nhất là bộ Tam Quốc Chí gồm 1.200 trang trong đótác giả, La Quán Trung, chép mà tô điểm thêm những chiến tranh, nhữngmưu mô xảy ra sau khi nhà Hán sụp đổ. Những truyện tràng giang đó đạikhái cũng như các truyện tả phong tục bọn bịp bợm ở thế kỉ XVIII phươngTây, theo lời người ta nói, thì nhiều khi có lối tả tính tình hài hước như trongTom Jones với lối kể cruyện linh động, hấp dẫn trong Gil Blas[4]. Nhữngngười già nhàn rỗi nên đọc những truyện Tàu đó.*Loại văn học được trọng nhất ở Trung Hoa mà cũng được dân chúng thíchnhất là văn chép sử. Không một dân tộc nào có nhiều sử gia và chép nhữngbộ sử nhiều chi tiết như vậy như dân tộc ấy. Ngay từ thời Thượng cổ, mỗitriều đình cũng đã có những viên thái sử chép lại sự nghiệp vĩ đại của nhàvua, cùng những điều dị thường tai nghe mắt thấy; nghề chép sử đó tới cuốiđời Thanh vẫn còn, do đó Trung Hoa có một kho tài liệu lịch sử vĩ đại vôsong trên thế giới; tài liệu nào cũng rất dài và thường đọc rất chán. Bộ Nhịthập tứ sử của các quan thư cục xuất bản năm 1747 gồm 219 cuốn dày, lớn.Từ cuốn Thư kinh Khổng tử đã san định kĩ lưỡng, bộ Tả truyện [Tả KhâuMinh] viết khoảng một trăm năm sau để chú giải và làm cho tác phẩm củaPhu tử linh động hơn[5], và bộ Trúc thư [sử khắc lên thẻ tre], tìm thấy trongmộ vua Nguỵ [Tương vương] [gồm trên mười ngàn chữ], môn chép sử củaTrung Hoa luôn luôn tiến bộ, và tới thế kỉ II trước T.L, xuất hiện một côngtrình bất hủ, kiên nhẫn của Tư Mã Thiên, tức bộ Sử kí.Được nối chức thái sử của cha vừa chép sử vừa coi thiên văn, Tư Mã Thiênmới đầu sửa lại lịch rồi để hết thì giờ làm tiếp một công trình là chép sửTrung Hoa từ đời Hoàng Đế đến thời của ông [đến năm -104 niên hiệu TháiSơ đời Hán Vũ Đế]. Ông không nhắm việc tô chuốc lời văn mà chỉ muốnchép càng đủ càng tốt. Bộ sử của ông chia là năm phần: 1. Bản kỉ, chép việccác đế vương; 2. Biểu, chép việc lớn việc nhỏ trong từng năm; 3. Thư, ghilại lễ, nhạc, luật, lịch thiên văn, tế lễ, sông ngòi, và thương mại (kinh tế); 4.Thế gia, chép truyện các vương hầu, tướng quốc, tướng soái; 5. Liệt truyện,chép tiểu sử các danh nhân.Ông chép sử một khoảng thời gian gần ba ngàn năm, từ đầu tới cuối gồm526.000 chữ viết bằng một cây nhọn lên thẻ tre. Khi hoàn thành công việcsuốt đời ông đó, ông trình lên nhà vua và với hậu thế như sau:Kẻ hạ thần sức đã kiệt, mắt đã mờ, và chỉ còn vài cái răng. Kí tính suy tớinỗi bây giờ biến cố nào xảy ra là quên ngay; bao nhiêu sinh lự ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch sử văn hóa lịch sử thế giới lịch sử hay lịch sử Trung Quốc Lịch Sử Văn Minh Trung HoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 202 0 0
-
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
4 trang 74 0 0
-
1 trang 49 0 0
-
11 trang 49 0 0
-
binh pháp tôn tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử trung quốc - phần 2
246 trang 45 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 41 0 0 -
26 trang 41 0 0
-
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 38 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 37 0 0