Danh mục

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa PHẦN II - CHƯƠNG I

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.90 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê PHẦN II - CHƯƠNG I THỜI ĐẠI CÁC THI SĨI. BISMARCK CỦA TRUNG HOA Thời Chiến Quốc – Khuất Bình tự tử - Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc – Vạn lí trường thành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa PHẦN II - CHƯƠNG I Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê PHẦN II - CHƯƠNG I THỜI ĐẠI CÁC THI SĨI. BISMARCK CỦA TRUNG HOAThời Chiến Quốc – Khuất Bình tự tử - Tần Thuỷ Hoàng thống nhất TrungQuốc – Vạn lí trường thành – Đốt sách – Tần Thủy Hoàng thất bạiChúng ta có thể tin rằng Khổng tử ôm hận trong lòng khi mất vì triết gia nàocũng muốn thấy quốc gia thống nhất mà ông lại mất vào lúc quốc gia hỗnloạn, chia rẽ vì nội chiến, suy đồi vì tham nhũng. Mãi sau này, người cócông thống nhất Trung Quốc mới xuất hiện, nhờ tài cầm quân và cai trị, diệthết các nước chư hầu, hợp nhất lại thành một quốc gia, nhưng ông ta mớithành công thì đã ra lệnh đốt hết các sách của Khổng tử.Truyện Khuất Bình [tức Khuất Nguyên] cho ta được một ý niệm về khôngkhí Trung Hoa thời các chư hầu ganh đua, tranh giành nhau. Đã bắt đầu nổitiếng về thi tài, lại có một chức vụ quan trọng ở triều đình [nước Sở], KhuấtBình bỗng bị phóng trục [vì có kẻ gièm pha], rút lui về vườn mà suy tư về lẽsống và chết[1] trên bờ một con sông nhỏ lặng lờ.Ông hỏi một quan thái bốc [Trịnh Thiềm Doãn]: Tôi nên khẩn khẩn, khoảnkhoản, chất phát mà hết lời trung chăng? Hay nên đưa đón theo đời để khỏikhốn cùng? Nên bừa giẫy cỏ lao để làm ruộng chăng? Hay nên giao du vớikẻ vinh hiển để cầu danh? Nên nói thẳng chẳng kiêng nể gì để nguy thânchăng? Hay nên theo thói tục cầu giàu sang để sống cẩu thả? Nên siêunhiên xuất thế để giữ thiên chân chăng? Hay nên nịnh hót, khúm núm, xumxoe, gượng cười để thờ đàn bà? Nên liêm khiết, chính trực để được trongsạch chăng? Hay nên tròn trĩnh, trơn tru, như mỡ, như da để được như cáicột tròn?...[2]Để giải tình trạng tiến thoái lưỡng nan ấy, Khuất Bình đâm đầu xuống sôngMịch La (khoảng 350 trước T.L)[3] và cho tới ngày nay, dân Trung Hoa mỗinăm còn làm lễ Thuyền Rồng để kỉ niệm cái chết đó; ngày lễ, người ta làmbộ tìm xác ông trên khắp các dòng sông.Con người thống nhất được Trung Quốc, [Tần Thuỷ Hoàng] gốc gác thậtxấu xa khó tưởng tượng được. Các sử gia cho rằng ông là con hoang của mộthoàng hậu nước Tần với một tể tướng họ Lữ tác giả bộ Lữ thị Xuân Thu[thực ra bộ này của môn khách của Lữ Bất Vi viết], mà Lữ cho treo ở cửadinh một ngàn đồng tiền vàng để thưởng người nào sửa được dù chỉ một chữthôi trong bộ sách. Con trai ông không được di truyền văn tài của ông. TưMã Thiên bảo rằng Tần Thuỷ Hoàng bắt cha phải tự tử, hành hạ mẹ và lênngôi Tần vương năm mười hai tuổi. Năm hai mươi tám tuổi, ông ta bắt đầulần lượt chiếm hết các nước chư hầu khác: chiếm nước Hàn năm -230, nướcTriệu năm -228, nước Nguỵ năm -225, nước Sở năm -223, nước Yên -222,sau cùng năm -221 chiếm nước quan trọng nhất là Tề. Lần đó là lần đầu tiênTrung Hoa được thống nhất, sau bao nhiêu thế kỉ chia rẽ, loạn lạc. Ông talên ngôi lấy hiệu là Thuỷ Hoàng Đế, và tức thì tạo cho đế quốc một tổ chứcvững bền.Các sử gia Trung Hoa thù ghét ông nhất đời, tả ông như sau: “Mũi dô ra, mắtlớn, đầu và ngực như chim ưng, giọng như giọng loài lang sói, không cóchút từ tâm nào cả, lòng dạ như cọp”. Tình tình cương cường, cố chấp, chomình là thượng đế, dùng sắt và máu để thống nhất Trung Hoa, như mộtBismarck[4] kiêm một Nietzsche. Một trong những công việc đầu tiên củaông sau khi lên ngôi Hoàng Đế, là xây cất thêm để nối những khúc thành luỹđã có sẵn ở biên giới, hầu che chở Trung Hoa khỏi bị các rợ phương Bắcxâm lăng; ông ta sai bắt không biết bao nhiêu kẻ chống đối ông, đưa lên xâycất công trình vĩ đại, tượng trưng hùng tâm và sức kiên nhẫn của dân tộcTrung Hoa ấy. Vạn lí trường thành dài 2.400 cây số, cứ cách quãng đều đềulại có những cửa ải dầy dặn, to lớn, kiến trúc như kiến trúc Assyrie; côngtrình đó là công trình xây cất lớn nhất của nhân loại từ trước tới nay.Voltaire bảo “nó vừa ích lợi hơn, vừa đồ sộ hơn các kim tự tháp Ai Cập”.Phải mười năm mới xong và dùng không biết bao nhiêu là thợ. Người TrungHoa bảo: “Trọn một thế hệ đã tàn mạt để cứu nhiều thế hệ sau”. Ở một đoạnsau chúng ta sẽ thấy nó không đủ để ngăn chặn các rợ phương Bắc xâm nhậpTrung Hoa nhưng ít nhất cũng đã làm cho sự xâm lăng chậm lại, bớt đi. RợHung Nô bị đẩy ra khỏi Trung Hoa trong một thời gian, đã tràn qua châu Âuvà sau cùng tràn vào vào Ý; La Mã thất thủ vì Trung Hoa đã xây Vạn lítrường thành.Nhưng Tần Thuỷ Hoàng, cũng như Napoléon sau này, sẵn sàng từ bỏ chiếntranh để lo việc cai trị, ông ta đã tạo được những nét chính cho Quốc giaTrung Hoa sau này. Nghe lời tể tướng Lí Tư, trong phái Pháp gia, ông bỏchế độ tự trị địa phương thời trước mà muốn có một tập quyền trung ươngmạnh mẽ, không cai trị theo tục lệ cũ mà theo một bộ luật pháp minh bạch.Ông diệt uy quyền các chư hầu, thay bằng một giai cấp quí phái gồm cácviên quan do các thượng thư bổ nhiệm; tại mỗi quận huyện, ông đặt một võquan không lệ thuộc vi ...

Tài liệu được xem nhiều: