Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới. Hầu hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến hay xem một trận thi đấu thể thao…với truyền hình, họ có được cơ hội làm những việc đó. Không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần tuý, ngày nay truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Bộ phận an ninh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỊCH SỬ VỀ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN
HÌNH
Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến
nhất thế giới. Hầu hết mọi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên
thủ quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến hay xem một
trận thi đấu thể thao…với truyền hình, họ có được cơ hội làm những việc đó.
Không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện giải trí thuần tuý, ngày
nay truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện
đại. Bộ phận an ninh sử dụng truyền hình như một công cụ bảo vệ, giám sát.
Ngành tàu điện ngầm dùng truyền hình để quản lý hệ thống đường tàu điện hay
ngầm hay để điều khiển con tàu từ xa. Các bác sĩ khám nội tạng bệnh nhân
bằng camera hiển vi thay vì mổ. Ngành giáo dục tiến hành đào tạo từ xa cũng
thông qua truyền hình.
Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện
từ khoảng giữa thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và
được phổ biến hết sức rộng rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây. Thế
mạnh đặc trưng của truyền hình là cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh (Kết
hợp âm thanh và ở mức độ nhất định cả với chữ viết) mang tính hẫp dẫn sinh
động, trực tiếp và tổng hợp. Từ đó, loại hình phương tiện truyền thông độc đáo,
đặc biệt này tạo nên được ở người tiếp nhận thông tin hiệu quả tổng hợp tức
thời về nhận thức và thẩm mỹ, trước hết là ở trình độ trực quan, trực cảm.
Bằng sự kết hợp các chức năng phản ánh- nhận thức thẩm mỹ- giải trí với
nhau, truyền hình ngày càng thu hút được nhiều khán giả. Vai trò, vị trí, ảnh
hưởng và tác động của truyền hình đối với công chúng nói chung, quá trình
hình thành và định hướng dư luận xã hội nói riêng đã và đang tăng lên nhanh
chóng.
34
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net
1.Truyền hình thế giới.
Truyền hình là hệ thống phát và thu hình ảnh và âm thành bằng những
thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp, sợi quang và quan trọng nhất là sóng
điện từ.
Những hệ thống truyền hình thật sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động
chính thức trong thập niên 40 của thế kỷ này, không lâu sau khi khái niệm
truyền hình được sử dụng với nghĩa như chúng ta vẫn hiểu ngày nay. Ngành
truyền hình thế giới đã phải trải qua một thời gian dài phát triển mới có được
thành tựu đó.
Năm 1873, nhà khoa học người Scotland James Cleck Maxwell tiên đoán
sự tồn tại của sóng điện từ, phương tiện chuyền tải tín hiệu truyền hình.
Cùng năm này, nhà khoa học người Anh Willoughby Smith và trợ lý
Joseph May chứng minh rằng điện trở suất cảu nguyên tố Selen thay đổi khi
được chiếu sáng. Phát minh này đã đưa ra khái niệm suất quang dẫn, nguyên
lý hoạt động của ống vidicon truyền ảnh. 15 năm sau, năm 1888, nhà vật lý
người Đức Wihelm Hallwachs tìm ra khả năng phóng thích điện tử của một số
vật liệu. Hiện tượng này được gọi là phóng tia điện tử, nguyên lý của ống
orthicon truyền ảnh.
Mặc dù nhiều phương thức chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện tử đã
được phát minh và hoàn thiện nhưng hệ thống truyền hình đầu tiên vẫn chưa đủ
điều kiện để ra đời. Vấn đề cốt yếu là dòng điện tạo ra còn yếu và chưa tìm
sđược một phương pháp khuyếch đại hiệu quả. Mãi cho tới năm 1906, khi Lee
De Forest, một kỹ sư người Mỹ đăng ký sáng chế ống triode chân không thì vấn
đề mới được giải quyết.
1.1, Đĩa Nipkow
35
BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net
Năm 1884, kỹ sư Paul Nipkow chế tạo thành công thiết bị thực nghiệm
truyền hình đầu tiên, đĩa Nipkow. Ông đặt chiếc đĩa có đục lỗ theo hình xoáy ốc
phía trước một bức tranh được chiếu sáng. Khi quay đĩa, lỗ thủng đầu tiên quét
qua điểm cao nhất của bức tranh, lỗ thứ hai quét thấp hơn lỗ đầu tiên một chút,
lỗ thứ 3 lại thấp hơn chút nữa,… và cứ như vậy cho tới tâm bức tranh. Để thu
được hình ảnh, Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi vòng quay, tất cả các điểm của
bức tranh lần lượt hiện lên. Những chiếc đĩa tương tự quay ở điểm nhận. Khi
tốc độ quay đạt 15 vòng/giây, ánh sáng đi qua hệ thống đĩa tái tạo được hình
ảnh tĩnh của bức tranh.
Thiết bị của Nipkow được sử dụng mãi tới thập kỷ 20 của thế kỷ này. Sau
đó kỹ thuật truyền ảnh tĩnh dựa trên hệ thống đĩa Nipkow được Jenkins và
Baird tiếp tục hoàn thiện. Những hình ảnh thu được tuy còn thô nhưng đã có thể
nhận ra. Thiết bị thu vẫn sử dụng đĩa Nipkow đặt phía trước một ngọn đèn được
điểu khiển độ sáng bằng tin hiệu từ bộ phận cảm quang phía sau đĩa ở thiết bị
phát. Năm 1926 Baird công bố một hệ thống truyền ảnh tĩnh sử dụng đĩa
Nipkow 30 lỗ.
Kỹ thuật này được gọi là phương pháp quét cơ học, hay ph ...