Danh mục

Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 2: 1954-1975): Phần 2

Số trang: 841      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.21 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 30,000 VND Tải xuống file đầy đủ (841 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp theo phần 1, phần 2 của Tài liệu Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 2) trình bày đến bạn đọc các sự kiện như: Chủ động trước mọi tình huống - tạo thế và lực chuẩn bị thời cơ giải phóng Miền Nam (1973-1974), giải phóng Sài Gòn - Giải phóng Nam Bộ - Kết thúc cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ và Chính quyền Sài Gòn (từ ngày 8-1-1975 đến ngày 30-4-1975), …và một số phụ lục. Mời bạn đọc cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 2: 1954-1975): Phần 2 Giai đoạn thứ năm GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 798 CHƯƠNG MƯỜI CHỦ ĐỘNG TRƯỚC MỌI TÌNH HUỐNG - TẠO THẾ VÀ LỰC CHUẨN BỊ THỜI CƠ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1973-1974) I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNHPARIS VỀ VIỆT NAM 1973 1. Tình hình thế giới Nixon tiếp tục nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai (1973-1976), trong thếsa lầy trên chiến trường Việt Nam, uy thế siêu cường giảm sút, chiếnlược toàn cầu của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Buộc phải ký Hiệpđịnh Paris (27-1-1973), Mỹ vẫn theo đuổi học thuyết Nixon, thực hiệnchiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, duy trì chủ nghĩa thực dânmới ở miền Nam Việt Nam. Tình hình thế giới và nội bộ nước Mỹ phát triển theo hướng bấtlợi cho chính quyền Nixon, xu thế đòi chấm dứt chiến tranh ở miềnNam Việt Nam phát triển thuận lợi cho phong trào giải phóng dântộc, đấu tranh giành dân chủ, tiến bộ xã hội. * Ở châu Phi, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc, xóa bỏ chủnghĩa thực dân lên cao: Hội nghị cấp cao Tổ chức thống nhất châuPhi (OAU) họp tại Ethiopie (27-5-1973) ra tuyên bố xóa mọi hìnhthức bóc lột, lên án Israel, đòi Israel rút quân khỏi châu Phi và cácnước Ả Rập.Chương mười: Chủ động trước mọi tình huống... Hội nghị cấp cao lần thứ IV Phong trào các nước không liên kếthọp ở Alger (Thủ đô Algérie) tháng 9-1973 nhiệt liệt hoan nghênhchiến thắng của Việt Nam và Hiệp định Paris về Việt Nam. Hội nghịnồng nhiệt chào mừng luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồngCố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt 799Nam và bài phát biểu chính thức của Chủ tịch. Hội nghị nhất trí raTuyên bố tăng cường, đoàn kết với Mặt trận dân tộc giải phóng -Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam -Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 14-12-1973, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghịquyết về việc trao trả độc lập cho những vùng đang bị thực dân đôhộ dưới mọi hình thức khai thác như Puerto Rico, Samoa, Gilbert,Ellis, Guam, New Hebrides, Saint Hélène, Seychelles, Bermuda,Virgin, Cayman, Montserrat, Caicos, Comoros1. Cuộc cách mạng Ethiopie lật đổ vua Sélassié (26-2-1974), thiết lậpchế độ dân chủ, theo hướng xã hội chủ nghĩa. Ở Mỹ Latinh: Peru quốc hữu hóa ngành đánh cá của Mỹ (7-5-1973), sau đó quốc hữu hóa Công ty đồng của Mỹ (1-1-1974). Nhân dânChile bầu Salvador Allende lên làm Tổng thống, theo đường lốikhuynh tả. Chile quốc hữu hóa ngành công nghiệp đồng – cơ sởkinh tế quốc dân của Chile, và toàn bộ ngành vô tuyến điện viễnthông của Anh và Mỹ (19-5-1973). Nhưng đến tháng 9-1973, tướngPinochet được CIA giúp đỡ đã tổ chức lật đổ Allende, áp đặt chếđộ độc tài phát xít thân Mỹ. Ở Trung Đông, Ai Cập và Syrie tấn công Israel, định giành lại bánđảo Sinai và Cao nguyên Golan, nhưng bị Israel (được Mỹ ủng hộ)phản kích chiếm lại (6-10-1973). Ở châu Âu, cuộc đảo chính ở Hy Lạp lật đổ chế độ độc tài củaĐại tá Paradopoulos (25-11-1973), sau đó chính phủ dân sự do___________ 1. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Viện Sử học: Thếgiới, những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1946-2000), Nxb. Giáo dục, Hà Nội,2001, tr. 179. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập II (1954-1975) cựu Thủ tướng Karamanlis lên nắm quyền, thực hiện những chính sách tiến bộ (23-7-1974). Cách mạng Bồ Đào Nha (25-4-1974) lật đổ chế độ phát xít, thành lập Chính phủ liên hiệp do tướng Spinola Antonio đứng đầu, khôi phục quyền tự do dân chủ... Đặc biệt có hai sự kiện lớn diễn ra cuối năm 1973 và năm 1974:800 1. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định tăng gấp đôi giá dầu thô (22-12-1973) gây nên cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở hầu hết các nước châu Âu, Mỹ, Nhật... (trả đũa việc Mỹ ủng hộ Israel tấn công Ai Cập và Syrie). 2. Vụ bê bối Watergate (Nixon đặt máy nghe trộm ở cao ốc Watergate, trụ sở Đảng Dân chủ) khiến Nixon mất uy tín, cuối cùng phải từ chức (9-8-1974), trao quyền cho Phó Tổng thống Gerald Ford. Sự kiện Nixon từ chức Tổng thống Mỹ có nguyên nhân sâu xa là từ thất bại trong chiến tranh Việt Nam; chiến tranh Việt Nam đã khiến nội bộ nước Mỹ phân hóa, chia rẽ; tất cả dẫn đến việc tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ hạ bệ Nixon để hòng cứu vãn chiến lược toàn cầu, cứu vãn uy thế của nước Mỹ. Nhìn chung xu thế thế giới đi vào phi thực dân hóa, dân chủ hóa ngày càng mạnh, một xu thế không thể đảo ngược, tuy rằng cuộc đấu tranh chống độc tài quân phiệt, phátxít còn phải giằng co và diễn ra rất gay go quyết liệt. Những sự kiện trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ (khủng hoảng kinh tế, chính trị sa ...

Tài liệu được xem nhiều: