Thông tin tài liệu:
Chiến tranh giống như một tấm thảm kịch, có đoạn mở của nó. Nhưng thật bất hạnh là ít người có thể nhận ra được điều đó trước khi quá muộn. Mặt khác, ai biết được có bao nhiêu cuộc chiến tranh có thể đã được tránh không xảy ra. Đầu năm 1964, không một ai có thể dự đoán được rằng, thế giới sẽ nhanh chóng chứng kiến một cuộc xung đột ở Đông Dương có tác động đến nhiều quốc gia và hệ thống lớn các mối quan hệ quốc tế. Mặc dù, nhiều nhà quan sát đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên Bang Xô Viết Và Chiến Tranh Việt NamLiên Bang Xô Viết Và Chiến Tranh Việt Nam Nguyễn Thị Phi Oanh Liên Bang Xô Viết Và Chiến Tranh Việt Nam Tác giả: Nguyễn Thị Phi Oanh Thể loại: Tiểu Thuyết Website: http://motsach.info Date: 24-October-2012Trang 1/206 http://motsach.infoLiên Bang Xô Viết Và Chiến Tranh Việt Nam Nguyễn Thị Phi Oanh Chương 1 - Đêm trước của cuộc chiếnChiến tranh giống như một tấm thảm kịch, có đoạn mở của nó. Nhưng thật bất hạnh là ít ngườicó thể nhận ra được điều đó trước khi quá muộn. Mặt khác, ai biết được có bao nhiêu cuộcchiến tranh có thể đã được tránh không xảy ra.Đầu năm 1964, không một ai có thể dự đoán được rằng, thế giới sẽ nhanh chóng chứng kiếnmột cuộc xung đột ở Đông Dương có tác động đến nhiều quốc gia và hệ thống lớn các mối quanhệ quốc tế.Mặc dù, nhiều nhà quan sát đã rất lo ngại về tình hình ở Đông Nam Á và báo động về nhữngphát triển nguy hiểm ở trong khu vực, nhưng đa số các chính trị gia và các nhà phân tích chínhtrị hy vọng là có thể tránh được bước ngoặt chết người của các sự kiện trên.Trong số đó có các nhà lãnh đạo Xô viết, những người có lý do riêng của họ để đặt nhiều hyvọng về vấn đề này.Năm 1964, ở Liên Xô người ta bắt đầu xuất bản một thứ của Nikita S. Khrusev, Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng Liên Xô gửi nguyên thử các quốc gia trên toàn thế giới vị Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng này dự định (theo cách đặt vấn đề của ông) là thu hút sự quan tâm tới một trong nhữngvấn đề (theo quan điểm của chúng tôi) rất quan trọng cho sự nghiệp củng cố hoà bình đó là vềnhững cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia và các biện pháp giải quyết của họ.Bức thư này là một sự khởi đầu mang tính hoà bình rất đặc trưng của Xô viết tập trung vào việcmiêu tả Liên Xô là một chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình một cách bền bỉ. Đồng thời bức thưcũng thể hiện quan điểm của Liên Xô về tình hình quốc tế lúc đó. Bức thư cũng bao gồm nhữngđoạn nói về Việt Nam, mặc dầu điều này không rõ ràng là vấn đề về tranh chấp lãnh thổ,Khrusev viết: Xét theo một vài khía cạnh thì một vấn đề nữa liên quan đến lãnh thổ. Đây là vấnđề sự thống nhất đất nước ở Đức, Triều Tiên và Việt Nam. Sau chiến tranh (Thế giới thứ II), mỗinước này đã bị chia làm hai nước với những hệ thống xã hội khác nhau. Mong muốn thống nhấtđất nước của nhân dân ở các nước đó đáng thông cảm và tôn trọng. Tất nhiên, nguyện vọngthống nhất đất nước phải được giải quyết bởi chính người dân trong các nước đó và bằng chínhquyền của họ, chứ không phải bằng sự can thiệp quân sự từ bên ngoài hoặc xâm lược, ví dụ nhưđã xảy ra ở Nam Triều Tiên và Nam Việt Nam...Mặc dù Việt Nam được đề cập đến ở đoạn cuối trong phần bức thư của Khrusev, nhưng tìnhhình ở Đông Dương vẫn là mối lo ngại chủ yếu đói với Moskva và được coi như là một sự khácnhau cơ bản so với những diễn biến ở Đức và Triều Tiên.Trong bức thư của mình ông đã khẳng định quan điểm sau: Để giải quyết được vấn đề này thìviệc tránh sử dụng vũ lực, cho phép người dân ở những nước đó giải quyết những yêu cầu vềthống nhất đất nước một cách hoà bình là cần thiết. Tất cả các quốc gia khác phải khuyến khíchcách làm này.Rõ ràng là tình hình bất ổn ở Việt Nam đã làm các nhà chính trị Xô viết lưu tâm khi họ đề cậpđến Việt Nam ở hai đoạn trên trong bức thư của Khrusev. Nhưng liệu lời phát biểu này có phảiTrang 2/206 http://motsach.infoLiên Bang Xô Viết Và Chiến Tranh Việt Nam Nguyễn Thị Phi Oanhlà sự quan tâm của một nước xã hội chủ nghĩa này đối với nước xã hội chủ nghĩa khác? Xét theomột vài khía cạnh nào thì điều này là đúng bởi vì nghi lễ xã giao đóng vai trò rất quan trọngtrong đời sống chính trị của Moskva. Nhưng các nhà lãnh đạo Xô viết dường như cũng đã lưutâm đến các sự kiện ở Việt Nam từ năm 1964. Không có điều gì bí mật đối với Moskva rằng kểtừ năm 1959 các nhà cộng sản Việt Nam đã tập trung vào việc thống nhất đất nước bằng quânsự.Những tài liệu chính thức của Đại hội Đảng lao động lần thứ 3 (Đảng của những người côngnhân ở Việt Nam, được tổ chức vào tháng 9 năm 1960) đã được in ấn tại Liên Xô vào năm1961, đã chứng tỏ sự xác định của Đảng đối với việc tăng gấp đôi nhiệm vụ chiến lược của cáchmạng Việt Nam, đó là sự công nhận Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam vàCông cuộc giải phóng miền Nam khỏi sự thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai và Côngcuộc thống nhất đất nước.Theo nghị quyết của Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam năm 1959và cuộc họp đặc biệt của Bộ Chính trị diễn ra vài tháng sau đó, thì nhiệm vụ này bao gồm cảviệc định hướng cho các đảng viên Cộng sản Việt Nam về một cuộc đấu tranh quân sự để thốngnhất đất nước.Hà Nội tin rằng sẽ có một tình thế cách mạng ở Nam Việt Nam. Do vậy mà người ta quyếtđịnh tăng cường những nỗ lực quân sự ở miền Nam kết hợp với một cuộc phản công chống lạikẻ thù trên mặt trận chính trị. Ủy ban Trung ương Đảng Bắc Việt Nam đã đưa ra một kế hoạchhành động cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này. Tất cả những biện pháp này cũng với sự ra đờicủa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (viết tắt là NLFSV, hoặc Việt Cộng, một tổchức mang tư tưởng và được sự trợ giúp của Bắc Việt Nam) tháng 12 năm 1960, đã cho nhữngngười Xô viết thấy rằng có một số phát triển mới đang được hình thành trong khu vực.Đầu tiên, những sự kiện ở Đông Nam Á dường như rất có ý nghĩa đối với Moskva. Khu vực nàychưa bao giờ là mối quan tâm chính của giới lãnh đạo Xô viết bởi sự xa xôi và yếu kém củaphong trào cách mạng trong khu vực. Sự trợ giúp của Liên Xô cho Việt Minh đối với cuộc chiếnĐông Dươ ...