Thông tin tài liệu:
Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hóa của một quốc gia vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia thông qua trao đổi buôn bán. Sự phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan khi lực lượng sản xuất phát triển mạnh và sự phân công lao động đã vượt ra khỏi biên giới một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾChương 5 LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾI. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ 1. Khái niệm 2. Đặc điểm của phân công lao động quốc tếII. LIÊN KẾT KINH TÊ VĨ MÔ 1. Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô 2. Vai trò của liên kết kinh tếIII- GIỚI THIỆU MỌT SỐ LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ QUANTRỌNG 1. Liên kết kinh tế của các nước tư bản phát triển 2. Liên kết kinh tế của các nước đang phát triểnIV- LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VĨ MÔ(Micro-Integration) 1. Các định nghĩa về công ty đa quốc gia 2. Nguyên nhân hình thành và vai trò của các công ty đa quốc gia:Chương 5 LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾI- Phân công lao động quốc tế - nguyên nhân của sự ra đời các liên kết kinh tế TOPquốc tế:1- Khái niệm TOP Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hóa của một quốc gia vào sản xuấtsản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánhcủa nước mình để cung cấp cho các quốc gia thông qua trao đổi buôn bán. Sự phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan khi lực lượng sảnxuất phát triển mạnh và sự phân công lao động đã vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.Khi phân công lao động quốc tế phát triển, nó giúp cho mỗi quốc gia sử dụng có hiệu quảnhững lợi thế về vốn, kỹ thuật, tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai và sứclao động... và kết quả làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất và dịch vụgiảm xuống.2- Đặc điểm của phân công lao động quốc TOPtế Thứ nhất, việc ra đời các liên minh kinh tế nhà nước ở các khu vực cho phép hạnchế được tính tự phát, ngẫu nhiên, bất ổn định trong phân công lao động quốc tế. Thứ hai, việc lập ra các liên minh kinh tế khu vực trở thành xu hướng của thờiđại, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế trên toàn cầu. Thứ ba, sự bành trướng phát triển của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc giatrở thành nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của kinh tế thế giới. Dự đoán thế kỷthứ 21 sẽ là thế kỷ của các công ty xuyên quốc gia. Thứ tư, chuyển dịch vốn, kỹ thuật từ các nước công nghiệp phát triển sang cácnước đang phát triển giúp cho nhiều nước trở thành nước công nghiệp mới trở lại cạnhtranh với các nước công nghiệp phát triển. Thứ năm, các hình thức hợp tác phân công lao động quốc tế đa dạng và phongphú trong tất cả các lĩnh vực: sản xuất, tài chính, hợp tác khoa học kỹ thuật là cho sự pháttriển của khu vực và toàn thế giới. Trước đây nhiều nước đang phát triển thực hiện chínhsách kinh tế đóng cửa, thực hiện chế độ tự cung tự cấp thì sự phụ thuộc trên ít hơn.II- Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô ( Macro- TOPIntegration) Liên kết kinh tế quốc tế vĩ mô (còn được gọi là liên kết kinh tế quốc tế nhà nước)được hình thành dựa trên việc ký kết các hiệp định giữa hai hoặc nhiều quốc gia (vùng,lãnh thổ có chủ quyền) về việc hình thành các liên minh kinh tế.1- Nguyên nhân hình thành các liên kết kinh tế quốc tế TOPvĩ mô - Mỗi nước đều có những lợi thế tuyệt đối và tương đối nhất định trong phát triểnkinh tế bên cạnh những bất lợi hạn chế khả năng thỏa mãn nhu cầu của mình. Việc thamgia các liên kết kinh tế quốc tế nhà nước giúp cho mỗi quốc gia phát huy được lợi thế,hạn chế những bất lợi trong sự phát triển kinh tế- Hình thành các liên minh kinh tế còn có nguyên nhân là sự phân công lao động ở khuvực và quốc tếï trở thành một yêu cầu mang tính khách quan. - Việc ra đời các liên kết kinh tế xuất phát từ việc mở rộng thương mại quốc tếnhư là điều kiện tối cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi nước , nhưng đồngthời thông qua liên kết kinh tế để bảo hộ thị trường kinh doanh trong và ngoài nước củamình.2- Vai trò của liên kết kinh tế TOP Thực chất của liên kết kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa đờisống kinh tế của một số nước có cùng xu hướng chính trị kinh tế. Lập ra những liên minhkinh tế có những vai trò sau đây: - Giúp phát triển thương mại quốc tế vì thường các nước trong một tổ chức liênkết kinh tế cố gắng gạt bỏ cho nhau những trở ngại ngăn cản sự phát triển của quá trìnhbuôn bán quốc tế như: thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu và các biện pháp hạn chế mậudịch khác. - Nhờ có sự phân công lao động trong các khối liên kết kinh tế mà mỗi nước sửdụng hiệu quả hơn, kinh tế hơn các thế mạnh tuyệt đối và tương đối của mình. - Việc lập ra liên kết kinh tế quốc t ...