Danh mục

Liên kết nhà trường và doanh nghiệp: Nguyên nhân, lợi ích, một số kiến nghị tăng cường hiệu quả liên kết

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.49 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên những nguyên nhân và lợi ích của việc liên kết nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đồng thời đề xuất một số kiến nghị hướng đến tăng cường hiệu quả mối liên kết này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết nhà trường và doanh nghiệp: Nguyên nhân, lợi ích, một số kiến nghị tăng cường hiệu quả liên kếtLIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… LIÊN KẾT NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP: NGUYÊN NHÂN, LỢI ÍCH, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ LIÊN KẾT ThS. Chung Ngọc Quế Chi Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM TÓM TẮT Bài viết nêu những nguyên nhân và lợi ích của việc liên kết nhà trường và doanhnghiệp trong hoạt động đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đồng thời đềxuất một số kiến nghị hướng đến tăng cường hiệu quả mối liên kết này. Trong bài viết tácgiả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: thực hiện phân tích tổng hợp dữ liệu thứcấp từ nguồn số liệu thống kê – Tổng cục thống kê, một số văn bản các Bộ ngành, sáchbáo, Internet liên quan đến vấn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạtđộng đào tạo. Kết quả phân tích đưa ra một số nguyên nhân cần thiết phải có mối liên kếtgiữa nhà trường và doanh nghiệp, những lợi ích mà mối liên kết này mang lại, qua đó đềxuất các kiến nghị tăng cường hiệu quả liên kết nhà trường và doanh nghiệp trong bối cảnhnước ta hiện nay. Từ khóa: liên kết nhà trường và doanh nghiệp.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia phụ thuộcvào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó chính là cạnh tranhnguồn nhân lực. Cạnh tranh nguồn lực lao động đòi hỏi người lao động không những cókiến thức chung mà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành nghề nghiệp, tácphong và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng đòi hỏi về đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu nêu trên, thời gian qua nền giáo dục Việt Nam chú trọng phát triểngiáo dục đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Giáo dục định hướng ứng dụngcung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, tập trung mạnh vào việc đào tạosinh viên có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp ratrường, đáp ứng được những nhu cầu nguồn lực lao động của xã hội. Một trong những giảipháp hiệu quả triển khai giáo dục định hướng ứng dụng chính là xây dựng mối liên kếtgiữa nhà trường và doanh nghiệp. Tại sao phải có mối liên kết này? Điều này mang lại lợiích gì? Giải pháp tăng cường hiệu quả của mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp?Những nội dung này sẽ được tác giả trình bày trong bài viết.302 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Lý do cần có mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Thứ nhất: Bối cảnh kinh tế, xã hội quốc tế, Việt Nam hiện nay Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tác động mạnh mẽ đến kinh tế, môi trường,xã hội và trực tiếp có tác động đến chính phủ, doanh nghiệp, người dân, đến việc làm vàphân cực lực lượng lao động trên thế giới. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ViệtNam đang bước vào CMCN 4.0. Những bước nhảy vọt của CMCN 4.0 đặt ra nhiều tháchthức và thêm nhiều ngành nghề mới trên thị trường lao động. Sự thay đổi này đòi hỏi giáodục qua hoạt động đào tạo phải cung cấp cho người học những kiến thức kỹ năng mới, khảnăng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới, trang bị các thiết bị hiệnđại cho từng ngành nghề. Trong bối cảnh này, Nhà trường là nơi cung cấp nguồn nhân lựcnhưng khó khăn trong việc trang bị các thiết bị hiện đại. Doanh nghiệp phát sinh các nhucầu mới thích ứng với thời đại, doanh nghiệp có khả năng trang bị thiết bị mới nhưng thiếunguồn nhân lực. Từ đây cho thấy, rất cần sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đểtận dụng cái mình có, trang bị cái mình đang thiếu để nhà trường và doanh nghiệp có thểthích ứng nhanh với môi trường thời đại. Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện,chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Hộinhập quốc tế mang lại cho nước ta nhiều cơ hội, song song đó cũng không ít những tháchthức. Một trong những thách thức tạo ra nhiều khó khăn cần giải quyết cấp bách đó chínhlà nguồn lực lao động. Hội nhập sâu rộng sẽ là cơ hội tự do di chuyển lao động giữa cácquốc gia, tạo nhiều việc làm hơn, song cũng đặt ra những thách thức, khó khăn cho ngườilao động do có những yêu cầu, đòi hỏi khó khăn hơn, cạnh tranh gay gắt hơn trong mọilĩnh vực. Năng lực lao động là một yếu tố quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cácdoanh nghiệp. Trong khi đó, các trường đại học, cao đẳng có sứ mệnh đào tạo và cung cấpnguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và xã hội.Như vậy, doanh nghiệp ...

Tài liệu được xem nhiều: