Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 562.32 KB
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" đề cập đến việc đổi mới liên kết cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định qua đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị cung ứng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH BÌNH ĐỊNH VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Lê Kim Chung Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự ra đời của những công nghệ sản xuất mới, phương thức quản lý và sản xuất mới đang có những tác động nhất định đến ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Định, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ; bởi vì công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguyên, phụ liệu cho các ngành kinh tế chính và sử dụng các nguồn lực dư thừa từ các ngành kinh tế chính; vì vậy, bài viết này đề cập đến việc đổi mới liên kết cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định qua đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị cung ứng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định. Từ khóa: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp Bình Định, phát triển bền vững 1. Đặt vấn đề Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò rất quan trọng trong việc chủ động cung cấp nguyên, phụ liệu cho các ngành kinh tế, giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài, tăng sức cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp chính, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo hướng vừa mở rộng và phát triển theo chiều sâu, vừa mở rộng khả năng liên kết sản xuất, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế nhập siêu. CNHT phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các ngành công nghiệp chính khác và hạn chế sự phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu phụ trợ; dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng với những khó khăn như nhiều chủng loại, chi phí, thời gian vận chuyển, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào và sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu... có thể nói, phát triển CNHT là điều kiện tiên quyết đến sự phát triển dài hạn. Sự phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ đã dẫn đến nhu cầu to lớn về nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất chế biến và giải quyết phế phẩm, phụ phẩm trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu và xử lý phế phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu quy hoạch đầu tư phát triển các ngành CNHT của tỉnh. Việc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và CNHT chưa phát triển đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp tỉnh Bình Định. 101 2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định Giai đoạn từ 2005 đến 2016 với đà phát triển mạnh của các ngành công nghiệp sản xuất nói chung, CNHT đã có những bước phát triển, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ cho ngành chế biến lâm sản, nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm của ngành CNHT tỉnh Bình Định còn hạn chế, phần lớn có giá trị gia tăng thấp. Giá trị sản xuất công nghiệp các ngành CNHT Bình Định đến năm 2016 ước đạt khoảng 920 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,6% so giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc cung cấp các loại vật tư, nguyên phụ liệu cho ngành CNHT như: chế biến thức ăn chăn nuôi, phụ liệu khai thác thủy hải sản, hóa chất,... trên địa bàn tỉnh Bình Định còn phụ thuộc nhiều vào các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm cả khách hàng đặt hàng gia công và sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với hình thức gia công, phần lớn khách hàng đặt gia công đều cung cấp 100% nguyên liệu, phụ liệu cho các doanh nghiệp nhận gia công; còn đối với sản xuất theo đơn đặt hàng, nhà sản xuất phải mua các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất theo chỉ định của khách hàng. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhận gia công. Bên cạnh đó, nếu xét trên phương diện nguồn gốc xuất xứ, thì nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu và được cung cấp từ đặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, nguyên liệu được cung cấp từ các đơn vị trong tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến thủy hải sản - Đối với nguồn nguyên liệu từ khai thác hải sản: Các loại cá biển đánh bắt xa bờ như cá ngừ đại dương, thu, dũa, dầu, cờ kiếm, cờ gòn… Nguồn nguyên liệu chủ yếu thu mua trong tỉnh và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ, chỉ đáp ứng khoảng 25-35% nhu cầu nguyên liệu chế biến. Bên cạnh đó, hiện nay nguồn nguyên liệu trong tỉnh ngày càng suy giảm với nhiều nguyên nhân chủ yếu như: Thứ nhất, nguồn lợi hải sản ven bờ đang dần cạn kiệt, đội tàu khai thác xa bờ chưa phát huy được hiệu quả, trong khi ngư trường đánh bắt nằm cách xa tỉnh, năng lực đánh bắt xa bờ của ngư dân trong tỉnh còn hạn chế do đa số tàu thuyền có công suất nhỏ (tàu có công suất dưới 90CV chiếm 65% số lượng tàu cá toàn tỉnh), kỹ thuật bảo quản nguồn lợi thuỷ sản khai thác xa bờ của ngư dân tỉnh ta không cao. Đội tàu vỏ sắt của tỉnh vừa đóng mới đã hư hỏng và đang chờ tranh chấp xử lý liên quan đến chất lượng tàu nên giá trị khai thác thủy hải sản chưa cao. Thứ hai, giá xăng dầu luôn tăng là giữ ở mức cao, lãi suất ngân hàng đang vẫn còn ở mức cao nên chi phí đánh bắt tăng, trong khi giá thu mua không tăng hoặc tăng rất thấp, nhất là giá cá ngừ đại dương làm cho hoạt động đánh bắt, khai thác cá ngừ đại dương ở một số địa phương có dấu hiệu giảm. Thứ ba, các doanh nghiệp ngoài tỉnh cạnh tranh thu mua nguyên liệu với doanh nghiệp trong tỉnh do tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến; nhất là các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam cạnh tranh thu mua nguyên liệu không chỉ trên bờ, mà còn ngay tại tàu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH BÌNH ĐỊNH VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Lê Kim Chung Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự ra đời của những công nghệ sản xuất mới, phương thức quản lý và sản xuất mới đang có những tác động nhất định đến ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Định, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ; bởi vì công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguyên, phụ liệu cho các ngành kinh tế chính và sử dụng các nguồn lực dư thừa từ các ngành kinh tế chính; vì vậy, bài viết này đề cập đến việc đổi mới liên kết cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định qua đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị cung ứng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định. Từ khóa: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp Bình Định, phát triển bền vững 1. Đặt vấn đề Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò rất quan trọng trong việc chủ động cung cấp nguyên, phụ liệu cho các ngành kinh tế, giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài, tăng sức cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp chính, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo hướng vừa mở rộng và phát triển theo chiều sâu, vừa mở rộng khả năng liên kết sản xuất, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế nhập siêu. CNHT phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các ngành công nghiệp chính khác và hạn chế sự phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu phụ trợ; dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng với những khó khăn như nhiều chủng loại, chi phí, thời gian vận chuyển, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào và sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu... có thể nói, phát triển CNHT là điều kiện tiên quyết đến sự phát triển dài hạn. Sự phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ đã dẫn đến nhu cầu to lớn về nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất chế biến và giải quyết phế phẩm, phụ phẩm trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu và xử lý phế phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu quy hoạch đầu tư phát triển các ngành CNHT của tỉnh. Việc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và CNHT chưa phát triển đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp tỉnh Bình Định. 101 2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định Giai đoạn từ 2005 đến 2016 với đà phát triển mạnh của các ngành công nghiệp sản xuất nói chung, CNHT đã có những bước phát triển, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ cho ngành chế biến lâm sản, nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm của ngành CNHT tỉnh Bình Định còn hạn chế, phần lớn có giá trị gia tăng thấp. Giá trị sản xuất công nghiệp các ngành CNHT Bình Định đến năm 2016 ước đạt khoảng 920 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,6% so giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc cung cấp các loại vật tư, nguyên phụ liệu cho ngành CNHT như: chế biến thức ăn chăn nuôi, phụ liệu khai thác thủy hải sản, hóa chất,... trên địa bàn tỉnh Bình Định còn phụ thuộc nhiều vào các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm cả khách hàng đặt hàng gia công và sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với hình thức gia công, phần lớn khách hàng đặt gia công đều cung cấp 100% nguyên liệu, phụ liệu cho các doanh nghiệp nhận gia công; còn đối với sản xuất theo đơn đặt hàng, nhà sản xuất phải mua các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất theo chỉ định của khách hàng. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhận gia công. Bên cạnh đó, nếu xét trên phương diện nguồn gốc xuất xứ, thì nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu và được cung cấp từ đặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, nguyên liệu được cung cấp từ các đơn vị trong tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến thủy hải sản - Đối với nguồn nguyên liệu từ khai thác hải sản: Các loại cá biển đánh bắt xa bờ như cá ngừ đại dương, thu, dũa, dầu, cờ kiếm, cờ gòn… Nguồn nguyên liệu chủ yếu thu mua trong tỉnh và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ, chỉ đáp ứng khoảng 25-35% nhu cầu nguyên liệu chế biến. Bên cạnh đó, hiện nay nguồn nguyên liệu trong tỉnh ngày càng suy giảm với nhiều nguyên nhân chủ yếu như: Thứ nhất, nguồn lợi hải sản ven bờ đang dần cạn kiệt, đội tàu khai thác xa bờ chưa phát huy được hiệu quả, trong khi ngư trường đánh bắt nằm cách xa tỉnh, năng lực đánh bắt xa bờ của ngư dân trong tỉnh còn hạn chế do đa số tàu thuyền có công suất nhỏ (tàu có công suất dưới 90CV chiếm 65% số lượng tàu cá toàn tỉnh), kỹ thuật bảo quản nguồn lợi thuỷ sản khai thác xa bờ của ngư dân tỉnh ta không cao. Đội tàu vỏ sắt của tỉnh vừa đóng mới đã hư hỏng và đang chờ tranh chấp xử lý liên quan đến chất lượng tàu nên giá trị khai thác thủy hải sản chưa cao. Thứ hai, giá xăng dầu luôn tăng là giữ ở mức cao, lãi suất ngân hàng đang vẫn còn ở mức cao nên chi phí đánh bắt tăng, trong khi giá thu mua không tăng hoặc tăng rất thấp, nhất là giá cá ngừ đại dương làm cho hoạt động đánh bắt, khai thác cá ngừ đại dương ở một số địa phương có dấu hiệu giảm. Thứ ba, các doanh nghiệp ngoài tỉnh cạnh tranh thu mua nguyên liệu với doanh nghiệp trong tỉnh do tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến; nhất là các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam cạnh tranh thu mua nguyên liệu không chỉ trên bờ, mà còn ngay tại tàu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định Công nghiệp hỗ trợ Phát triển kinh tế bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 350 0 0
-
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 225 0 0 -
6 trang 202 0 0
-
19 trang 181 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
6 trang 174 0 0
-
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 174 0 0 -
3 trang 171 0 0
-
19 trang 166 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 165 0 0