Danh mục

Liên kết tạo động lực phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 604.97 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Liên kết tạo động lực phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" tập trung nghiên cứu những quan điểm mới, phân tích thực trạng, đánh giá nguyên nhân và kiến nghị giải pháp phù hợp trong liên kết để tạo ra động lực phát triển du lịch vùng KTTĐMT nhanh và hiệu quả trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết tạo động lực phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung LIÊN KẾT TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG PGS. TS. Nguyễn Đình Hiền1, ThS. Hồ Thị Minh Phương2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Liên kết vùng là một chính sách đang được chú trọng ở nước ta nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều địa phương đã thực hiện liên kết vùng trên các lĩnh vực kinh tế, trong đó có liên kết phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT). Nhờ đó, du lịch của Vùng đã có bước phát triển đáng kể và đóng góp tích cực vào nền kinh tế, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng, bài viết tập trung nghiên cứu những quan điểm mới, phân tích thực trạng, đánh giá nguyên nhân và kiến nghị giải pháp phù hợp trong liên kết để tạo ra động lực phát triển du lịch vùng KTTĐMT nhanh và hiệu quả trong bối cảnh cuộc cáh mạng 4.0 (CM 4.0). Từ khóa: Liên kết kinh tế, liên kết vùng, phát triển du lịch, vùng kinh tế trọng điểm 1. Quan điểm về liên kết kinh tế tạo động lực phát triển du lịch Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều quan điểm thống nhất: Liên kết kinh tế là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng. Các hình thức liên kết kinh tế có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Trong lý thuyết phát triển, thuật ngữ liên kết được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) trong tác phẩm 'Những nguyên lý kinh tế học'. Ông cho rằng một số vùng có tiềm năng lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy hình thành và phát triển không gian kinh tế, tạo ra sự liên kết nội vùng, từ đó hình thành lợi thế so sánh toàn vùng. Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm 'Problem of regional Economic planing' đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên nguyên lý phân tích các lợi thế phát triển. Ronal E. Miller thì nêu rõ: các quan hệ liên kết trong một vùng phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng. John Friedmann (1966) với mô hình trung tâm - ngoại vi nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất lượng tay nghề cao. GS Hirschman (1958) đã đưa ra khái niệm liên kết ngược và liên kết xuôi để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành trong vùng. Nghiên cứu về các điều kiện để thực thi liên kết kinh tế vùng bền vững, nhiều nhà khoa học cho rằng: Lợi thế so sánh của vùng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống liên kết nội ngành và liên ngành kinh tế và do đó hình thành mối liên kết nội vùng và liên vùng. Sự thống nhất về thể chế và sự đồng thuận của các nhóm xã hội trong một vùng, sẽ thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, giữa các nhóm xã hội và các ngành kinh tế, đảm bảo sự chia sẻ lợi ích chung, trong đó có lợi ích phát triển riêng của địa phương. Có thể khái quát liên kết kinh tế vùng bao gồm: liên kết giữa các chủ thể nhà nước, liên kết giữa các tác nhân kinh tế và liên kết giữa các cộng đồng nghề nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh mới hiện nay liên kết cần phải gắn với thành tựu của cuộc CMCN 4.0 và được thể hiện ở các ngành, các lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch. Trong bối cảnh CMCN 4.0, xu hướng phát triển của ngành du lịch là: Sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc tiến quảng bá và định hướng thị trường; khách đi du lịch ngoài mục đích thăm viếng, sức khỏe, 28 tham quan, nghỉ dưỡng…còn chú trọng nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi); chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh là xu hướng chung trên thế giới; chú trọng phát triển du lịch bền vững, xây dựng hệ sinh thái du lịch; sự tăng trưởng cao của du lịch Châu Á – Thái Bình Dương trong những năm vừa qua đồng nghĩa với việc du lịch khu vực cần có trách nhiệm lớn hơn đối với mục tiêu phát triển toàn cầu... Với xu hướng trên, việc liên kết phát triển du lịch đang trở thành phổ biến trên thế giới. Các quốc gia đều nhận thức được rằng, liên kết phát triển du lịch là việc phối hợp nhiều hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trọn gói cho khách du lịch như đi lại, tham quan, giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, trải nghiệm…Liên kết là cách thức tốt nhất để kết nối các chuỗi giá trị, các khâu, các mắt xích của các tiềm năng, thế mạnh tự nhiên, văn hóa thành các tour, các dịch vụ du lịch tốt cho du khách. Mặt khác, việc tổ chức liên kết còn mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài, hiệu quả kinh doanh và quan trọng hơn là phát triển bền vững ngành du lịch. Đồng thời thông qua quá trình liên kết sẽ giúp cho các thành viên phối hợp, bổ sung cho nhau nhằm tăng thêm thế mạnh, ưu điểm nổi trội của mình, theo đó tạo điều kiện tốt hơn cho toàn bộ hoạt động du lịch. Với quan điểm nêu trên có thể vận dụng vào nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp để liên kết phát triển du lịch vùng KTTĐMT trong thời gian tới và tầm nhìn đến năm 2030. Liên kết phát triển ngành du lịch các tỉnh vùng KTTĐMT (Vùng), ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: