Danh mục

Liên kết vùng để phát triển kinh tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 357.77 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ các điều kiện để liên kết vùng qua kinh nghiệm liên kết kinh tế vùng của một số nước trên thế giới, tham luận chỉ ra bài học kinh nghiệm cho liên kết kinh tế vùng của Việt Nam. Đồng thời, từ kết quả phân tích thực trạng liên kết vùng ở Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp để liên kết kinh tế vùng phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết vùng để phát triển kinh tế Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” LIÊN KẾT VÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ REGIONAL LINKS FOR ECONOMIC DEVELOPMENT TS. Trần Thanh Toàn1 Tóm tắt – Ở Việt Nam, vùng là một khái niệm tương đối phổ biến, đượchiểu và phân chia theo những cách thức khác nhau tùy thuộc góc độ nghiên cứuvà yêu cầu để chỉ đạo phát triển, yếu tố không gian lãnh thổ và địa – kinh tế làtiêu chí quan trọng để phân vùng. Theo đó, vùng kinh tế được coi là một thực thểkhách quan, sự tồn tại của nó là do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của mỗiquốc gia, mỗi vùng trong những giai đoạn nhất định quyết định, hoặc dựa trênnhững lợi ích. Từ các điều kiện để liên kết vùng qua kinh nghiệm liên kết kinh tế vùng củamột số nước trên thế giới, tham luận chỉ ra bài học kinh nghiệm cho liên kết kinhtế vùng của Việt Nam. Đồng thời, từ kết quả phân tích thực trạng liên kết vùng ởViệt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp để liên kết kinh tế vùng phát triển theohướng bền vững trong thời gian tới trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Từ khóa: kinh tế vùng, liên kết vùng, phát triển bền vững.1. LÍ THUYẾT VỀ VÙNG Hiện nay, khái niệm về vùng được sử dụng khá phổ biến, tùy ngành khoahọc có những quan niệm khác nhau. Tại Việt Nam, không gian kinh tế vùng bị chia cắt và thu hẹp bởi nhiều cụmngành kinh tế cùng sản phẩm thế mạnh, mà các tỉnh có lợi thế chung không đượcliên kết với nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một mô hình quản lí, cùng với các chínhsách vận hành phù hợp với mục tiêu và yêu cầu phát triển của vùng. Bên cạnh đó, có nhiều quan điểm khác nhau về phân định vùng phát triểnkinh tế – xã hội. Điều đáng chú ý của quan điểm này là tìm ra các điểm đột pháphát triển và tạo nên các tác động lan tỏa cùng phát triển.1 Trường Đại học Văn Lang; Email: tranthanhtoan1957@gmail.com 116 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Hiện nay, các nước đang vận dụng lí thuyết này để xây dựng các mô hìnhphát triển khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế. Quan điểm khác lại thiên về địa chính trị, xem vùng kinh tế là đặc trưng củacác nhóm xã hội có liên quan đến các quá trình kinh doanh của các chủ thểkinh tế. Trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống điều tiết củanhà nước theo vùng ngày càng được hoàn thiện, các nước đều có chung nhận địnhvề vai trò quan trọng của hệ thống điều tiết nhà nước theo vùng, nếu thiếu nó sẽkhó giải quyết được các mục tiêu lớn của quốc gia, như ổn định và phát triển kinhtế, giảm bớt sự bất bình đẳng và tiến tới điều tiết hài hòa cân bằng sự bất bìnhđẳng về thu nhập, vấn đề việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư,vấn đề môi trường và chất lượng sống [1] Thời gian qua, ở Việt Nam, vùng là một khái niệm tương đối phổ biến, đượchiểu và phân chia có thể theo những cách thức khác nhau tùy thuộc góc độ nghiêncứu và yêu cầu để chỉ đạo phát triển. Tuy nhiên, yếu tố không gian lãnh thổ và địa – kinh tế là tiêu chí quan trọngđể phân vùng. Theo đó, vùng kinh tế được coi là một thực thể khách quan, sự tồntại của nó là do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trong nhữnggiai đoạn nhất định quyết định, hoặc dựa trên những lợi ích. Vùng là một bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân, có cơ cấu khá phứctạp và tổng hợp, có thể hoạt động tương đối độc lập. Qua sự phân tích nhiều quanđiểm khác nhau về phân định vùng kinh tế và qua nghiên cứu thực tiễn phát triểnkinh tế vùng có thể lưu ý một số điểm khi phân định vùng là: - Một lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí tương đồng nhau; - Vị trí kinh tế và trình độ phát triển kinh tế tương hợp; - Đặc trưng của các nguồn lực phát triển tương đồng nhau; - Các quan hệ kinh tế của các nhóm xã hội, của các doanh nghiệp, của cácđơn vị hành chính… có tác dụng thúc đẩy phát triển hay kìm hãm sự phát triểncủa các vùng phụ cận [2].2. LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG Liên kết vùng là thuật ngữ dành cho những khu vực tiếp giáp với nhau, cóliên quan và hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Sự phân bố và liên kếtnày giúp việc quản lí dễ dàng và thống nhất hơn. Nhờ đó mà các bộ phận trongliên kết vùng có thể dễ dàng hỗ trợ để đạt được mục tiêu chung hơn so với việctập trung vào một cá thể duy nhất. 117 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Liên kết kinh tế vùng thực chất là sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế khácnhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính, nhằm phát huy lợi thế sosánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng. Các hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không giankinh tế theo lãnh thổ, ngành hàng, tổ chức sản xuất. Chủ trương, chính sách pháttriển vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúpcác vùng khó khăn thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài nguyên, sinh thái, ổn địnhan ninh, chính trị, xã hội…. Như vậy, liên kết vùng làm tăng khả năng kết nối về mặt không gian kinh tế– tự nhiên và kinh tế – xã hội (KT-XH); tăng hiệu quả quản lí vĩ mô và vi mô củacác bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tạo lợi thế so sánh trong cạnh tranhvà động lực phát triển để phát triển KT-XH hiệu quả và bền vững [3]. * Các điều kiện để liên kết vùng bền vững Tổng kết các cơ sở quan trọng tạo lập liên kết nội vùng và liên vùngnhư sau: - Các lợi thế so sánh vùng có vai trò quan trọng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: