Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 2
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 182.27 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong khi ấy thì thế giới khách quan cũng được diễn giải như một vựng tập các diễn ngôn về nó, hoạt động của con người được quy về sự tái tạo các tự sự cũ và sáng tạo các tự sự mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 2 Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 2 Trong khi ấy thì thế giới khách quan cũng được diễn giải như một vựng tập các diễnngôn về nó, hoạt động của con người được quy về sự tái tạo các tự sự cũ và sáng tạo các tựsự mới. Dưới tác động của những quan niệm “tri thức tố” (epistème) của M. Foucault, “hợpthức hóa” của J. Habermas, “siêu truyện kể” của J-F Lyotard, trong nhiều tác phẩm tri thứcvề thế giới và bản thân thế giới được trình bày bằng các sơ đồ giải thích của các bộ mônkhoa học khác nhau mà tính thuyết phục bề ngoài của chúng bị phá vỡ bởi logich nghệthuật. Các nhân vật thường được thể hiện như là nạn nhân của sự diễn giải thế giới do cáchệ tư tưởng thống trị đưa ra. Các nhân vật bị tước mất ngôn ngữ cần thiết để nêu lên cáchdiễn giải cá nhân về thế giới và về cuộc sống riêng của mình. Các nhà văn coi nhiệm vụ củamình là phá vỡ các trò chơi ngôn ngữ và giải cấu các tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong lịchsử loài người (về sự tiến bộ, về tự do của cá nhân, v.v...). Trong trường hợp này LVB hiệnra ở nghĩa rộng nhất - như một định tính của toàn bộ tri thức về thế giới được trình bày bằngngôn ngữ và các văn bản. Trong tiểu thuyết Kẻ sai khiến đá (1982) của Emma Tennnant,LVB bề ngoài hiện ra như một thủ pháp văn học bởi vì nữ văn sĩ cố ý “viết lại” cuốn tiểuthuyếtChúa tể loài ruồi của W. Golding bằng cách soi chiếu các biến cố diễn ra dưới gócnhìn phụ nữ. Nhưng một phương diện không kém phần quan trọng của LVB là sự tái tạoquan niệm của các nhân vật nữ nhỏ bé và hành vi của chúng như là hệ quả của quyền lựcvăn bản: đọc sách, xem tivi, học ở trường. Chúng giết chết người bạn gái của mình để táihiện “một câu chuyện của người lớn”, truyền thuyết dân tộc về Marie Stuart. Các lời nói dốikhông chỉ báo trước thảm kịch mà còn đi liền với nó. Cuốn tiểu thuyết nhại lại những sựdiễn giải về biến cố của vị linh mục, nhà phân tâm học, nhà báo, người nhân viên xã hội.Như vậy, những biến cố bi thảm nhất sau khi được bao bọc bằng các “siêu truyện kể” đãđược hợp thức hóa, được biện minh, được xã hội chấp nhận như là một phần của một “vănbản xã hội” lớn. Trong tiểu thuyết Bãi lầy (1983) của Graham Swift một trong những “đại lịch sử”(thuật ngữ của Lyotard) - tư tưởng về sự tiến bộ lịch sử, cũng bị bóc trần. Swift cho thấy vàothế kỷ chiết trung toàn thể như hiện nay những siêu tự sự lớn đang tan rã và vỡ ra thành cáctruyện kể-lịch sử nhỏ, người ta thích những sự kiện cục bộ hơn là những chân lý phổ quát.Câu chuyện được xây dựng theo loạt bài giảng của một thầy giáo phổ thông, trong đó lịch sửxã hội được thay bằng những chuyện kể về gia đình và thời thơ ấu của nhân vật xen kẽ vớilịch sử vùng đất anh ta sinh ra. Lịch sử được Swift quan tâm ở ba ý nghĩa, cụ thể là: nhưchuỗi mắt xích các biến cố có ý nghĩa xã hội, như một lĩnh vực tri thức, và như một thể loạitự sự. Ba ý nghĩa này đối với Swift có nhiều mặt gần nhau. Lịch sử được biết đến qua sách vởlà xây theo các quy luật của đầu óc con người, các quy luật đó cấp cho nó một hình thức tựsự, biến nó thành cái kho chứa các huyền thoại và truyện cổ. Lịch sử như một khoa học làcông cụ giải thích hiện thực, nhưng đồng thời cũng là sự xuyên tạc hiện thực. Không phảingẫu nhiên mà tất cả các bài giảng đều bắt đầu bằng “ngày xửa ngày xưa”. Những quan điểmnhư vậy gần gũi với quan niệm của nhà giải cấu luận người Mỹ F. Jamson(4), người coi tự sựlà “hình thức vô nội dung”, giống như các phạm trù thời gian và không gian của Kant, được ýthức con người chụp lên dòng chảy phi định dạng của hiện thực. Tự sự không chỉ tái hiện màcòn tái tạo thế giới. Điều này không dẫn nhân vật của Swift đến chỗ từ bỏ sự diễn giải thế giới nói chung,đến sự ham thích tất cả những cái gì phân mảnh, ngẫu nhiên và phi lý, như thường hay diễnra trong các tác phẩm hậu cấu trúc. Nhân vật khuyên các học trò kiên trì tiếp tục tìm kiếmchân lý, gắng tìm ra cái chung trong cái riêng, cái cục bộ, nắm bắt cho được những giá trịvĩnh hằng trong dòng chảy của thời gian. Vùng đầm lầy Fenz trở thành biểu tượng vật chấtcủa kinh nghiệm con người như một không gian trống trải mà trên phần lớn diện tích ở đóchẳng có gì xảy ra, còn việc khai khẩn mảnh đất đó, việc khơi nguồn nước ở đó là mô hìnhcủa lịch sử loài người được thúc đẩy bởi nhu cầu biến cái hoang dại và hỗn độn thành quycủ, tổ chức. Swift đưa ra tư tưởng về sự tuần hoàn của kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệmlịch sử như sự quay trở lại tất yếu của cái đã mất để đối lập với mô hình tiến bộ theo kiểutuyến tính của thời Victoria. Chu kỳ tuần hoàn của Swift gồm hai giai đoạn - hỗn độn vàtrật tự, và cái sau được ưa thích hơn. Ở đây bộc lộ thái độ phủ định của nhà văn đối với lýthuyết hỗn độn, với sự tụng ca cái phi lý và điên rồ. Người anh của nhân vật chính, một kẻtâm thần, được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 2 Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết của vấn đề Phần 2 Trong khi ấy thì thế giới khách quan cũng được diễn giải như một vựng tập các diễnngôn về nó, hoạt động của con người được quy về sự tái tạo các tự sự cũ và sáng tạo các tựsự mới. Dưới tác động của những quan niệm “tri thức tố” (epistème) của M. Foucault, “hợpthức hóa” của J. Habermas, “siêu truyện kể” của J-F Lyotard, trong nhiều tác phẩm tri thứcvề thế giới và bản thân thế giới được trình bày bằng các sơ đồ giải thích của các bộ mônkhoa học khác nhau mà tính thuyết phục bề ngoài của chúng bị phá vỡ bởi logich nghệthuật. Các nhân vật thường được thể hiện như là nạn nhân của sự diễn giải thế giới do cáchệ tư tưởng thống trị đưa ra. Các nhân vật bị tước mất ngôn ngữ cần thiết để nêu lên cáchdiễn giải cá nhân về thế giới và về cuộc sống riêng của mình. Các nhà văn coi nhiệm vụ củamình là phá vỡ các trò chơi ngôn ngữ và giải cấu các tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong lịchsử loài người (về sự tiến bộ, về tự do của cá nhân, v.v...). Trong trường hợp này LVB hiệnra ở nghĩa rộng nhất - như một định tính của toàn bộ tri thức về thế giới được trình bày bằngngôn ngữ và các văn bản. Trong tiểu thuyết Kẻ sai khiến đá (1982) của Emma Tennnant,LVB bề ngoài hiện ra như một thủ pháp văn học bởi vì nữ văn sĩ cố ý “viết lại” cuốn tiểuthuyếtChúa tể loài ruồi của W. Golding bằng cách soi chiếu các biến cố diễn ra dưới gócnhìn phụ nữ. Nhưng một phương diện không kém phần quan trọng của LVB là sự tái tạoquan niệm của các nhân vật nữ nhỏ bé và hành vi của chúng như là hệ quả của quyền lựcvăn bản: đọc sách, xem tivi, học ở trường. Chúng giết chết người bạn gái của mình để táihiện “một câu chuyện của người lớn”, truyền thuyết dân tộc về Marie Stuart. Các lời nói dốikhông chỉ báo trước thảm kịch mà còn đi liền với nó. Cuốn tiểu thuyết nhại lại những sựdiễn giải về biến cố của vị linh mục, nhà phân tâm học, nhà báo, người nhân viên xã hội.Như vậy, những biến cố bi thảm nhất sau khi được bao bọc bằng các “siêu truyện kể” đãđược hợp thức hóa, được biện minh, được xã hội chấp nhận như là một phần của một “vănbản xã hội” lớn. Trong tiểu thuyết Bãi lầy (1983) của Graham Swift một trong những “đại lịch sử”(thuật ngữ của Lyotard) - tư tưởng về sự tiến bộ lịch sử, cũng bị bóc trần. Swift cho thấy vàothế kỷ chiết trung toàn thể như hiện nay những siêu tự sự lớn đang tan rã và vỡ ra thành cáctruyện kể-lịch sử nhỏ, người ta thích những sự kiện cục bộ hơn là những chân lý phổ quát.Câu chuyện được xây dựng theo loạt bài giảng của một thầy giáo phổ thông, trong đó lịch sửxã hội được thay bằng những chuyện kể về gia đình và thời thơ ấu của nhân vật xen kẽ vớilịch sử vùng đất anh ta sinh ra. Lịch sử được Swift quan tâm ở ba ý nghĩa, cụ thể là: nhưchuỗi mắt xích các biến cố có ý nghĩa xã hội, như một lĩnh vực tri thức, và như một thể loạitự sự. Ba ý nghĩa này đối với Swift có nhiều mặt gần nhau. Lịch sử được biết đến qua sách vởlà xây theo các quy luật của đầu óc con người, các quy luật đó cấp cho nó một hình thức tựsự, biến nó thành cái kho chứa các huyền thoại và truyện cổ. Lịch sử như một khoa học làcông cụ giải thích hiện thực, nhưng đồng thời cũng là sự xuyên tạc hiện thực. Không phảingẫu nhiên mà tất cả các bài giảng đều bắt đầu bằng “ngày xửa ngày xưa”. Những quan điểmnhư vậy gần gũi với quan niệm của nhà giải cấu luận người Mỹ F. Jamson(4), người coi tự sựlà “hình thức vô nội dung”, giống như các phạm trù thời gian và không gian của Kant, được ýthức con người chụp lên dòng chảy phi định dạng của hiện thực. Tự sự không chỉ tái hiện màcòn tái tạo thế giới. Điều này không dẫn nhân vật của Swift đến chỗ từ bỏ sự diễn giải thế giới nói chung,đến sự ham thích tất cả những cái gì phân mảnh, ngẫu nhiên và phi lý, như thường hay diễnra trong các tác phẩm hậu cấu trúc. Nhân vật khuyên các học trò kiên trì tiếp tục tìm kiếmchân lý, gắng tìm ra cái chung trong cái riêng, cái cục bộ, nắm bắt cho được những giá trịvĩnh hằng trong dòng chảy của thời gian. Vùng đầm lầy Fenz trở thành biểu tượng vật chấtcủa kinh nghiệm con người như một không gian trống trải mà trên phần lớn diện tích ở đóchẳng có gì xảy ra, còn việc khai khẩn mảnh đất đó, việc khơi nguồn nước ở đó là mô hìnhcủa lịch sử loài người được thúc đẩy bởi nhu cầu biến cái hoang dại và hỗn độn thành quycủ, tổ chức. Swift đưa ra tư tưởng về sự tuần hoàn của kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệmlịch sử như sự quay trở lại tất yếu của cái đã mất để đối lập với mô hình tiến bộ theo kiểutuyến tính của thời Victoria. Chu kỳ tuần hoàn của Swift gồm hai giai đoạn - hỗn độn vàtrật tự, và cái sau được ưa thích hơn. Ở đây bộc lộ thái độ phủ định của nhà văn đối với lýthuyết hỗn độn, với sự tụng ca cái phi lý và điên rồ. Người anh của nhân vật chính, một kẻtâm thần, được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 717 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 459 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 395 0 0 -
4 trang 371 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0