Liệu mức độ tích lũy có cân xứng với tầm quan trọng của các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán góc nhìn từ sinh viên chuyên ngành Kế toán
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 584.82 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nghiên cứu nhận thức của sinh viên năm cuối chuyên ngành Kế toán của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng về tầm quan trọng và mức độ tích lũy của các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liệu mức độ tích lũy có cân xứng với tầm quan trọng của các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán góc nhìn từ sinh viên chuyên ngành Kế toán ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 849 LIỆU MỨC ĐỘ TÍCH LŨY CÓ CÂN XỨNG VỚI TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT TRONG NGHỀ KẾ TOÁN? GÓC NHÌN TỪ SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN Nguyễn Thị Xuân Trang - Nguyễn Thị Thu Hoài Huỳnh Thị Kim Loan - Nguyễn Thị Quỳnh Như Trương Thị Ái Ny - Hoàng Thị Anh Thư Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Bài báo này nghiên cứu nhận thức của sinh viên năm cuối chuyên ngành Kế toán của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng về tầm quan trọng và mức độ tích lũy của các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy theo nhận thức của sinh viên thì khả năng tích lũy của sinh viên chưa thật sự đáp ứng được tầm quan trọng của các kỹ năng; đồng thời phần lớn các kỹ năng thuộc về năng lực chuyên môn như Kỹ năng ghi sổ, Kỹ năng về thuế, hay Kỹ năng lập báo cáo tài chính cần được cải thiện hơn để đáp ứng theo mong muốn của các sinh viên. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhà trường không chỉ đánh giá được nhận thức của sinh viên mà còn có thể đưa ra các giải pháp để giúp sinh viên hoàn thiện trên cả hai phương diện kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm bằng cách đổi mới khung chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra sao cho phù hợp hơn theo nhu cầu của người học. Từ khóa: Nhận thức, sinh viên, kỹ năng, kế toán. IS ACCUMULATION LEVEL OF NECESSARY SKILLS AND COMPETENCIES IN ACCOUNTING PROFESSION COMMENSURATE WITH THEIR IMPORTANCE? A POINT OF VIEW FROM ACCOUNTING STUDENTS Abstract This paper investigates the perception of final year accounting students at University of Economics - the University of Danang about the importance and accumulation level of necessary skills and competencies in the accounting profession. Research results show that according to students' perception, students' accumulation ability did not really meet the importance of skills; at the same time, most of the skills in professional competence such as bookkeeping skills, tax skills, or financial reporting skills need to be improved to meet the needs of students. This paper can be a good reference for the university not only to assess students' perceptions but also offer solutions that help students to improve both professional skills and soft skills by updating the framework of training program as well as program learning outcomes to be more suitable according to the needs of learners. Keywords: perception, students, skills, accounting. 850 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 1. Giới thiệu Trong thời đại 4.0 như hiện nay, chất lượng về nguồn nhân lực luôn được xem là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong tất cả các ngành nghề nói chung và chuyên ngành kế toán nói riêng. Để đạt được điều đó thì chất lượng đào tạo ở các trường đại học được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để góp phần đảm bảo được yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội. Tuy nhiên các trường đại học luôn tự đặt câu hỏi rằng họ có thể làm gì để đảm bảo cho các sinh viên kế toán khi ra trường có thể trở thành những lao động chất lượng cao. Đây thực sự là một vấn đề cấp thiết ở tất cả các trường đại học. Yêu cầu về nguồn nhân lực luôn thúc đẩy các trường đại học phải nâng cao và đổi mới chương trình đào tạo cho các sinh viên theo đúng xu hướng phát triển và nhu cầu của xã hội hiện nay. Để thực hiện được điều này một cách hiệu quả thì trước hết các trường đại học cần khai thác và tìm hiểu về nhận thức của các sinh viên thuộc chuyên ngành mà mình đang theo học dựa trên các kỹ năng cần thiết và mức độ quan trọng của từng kỹ năng trong công việc. Từ đó các trường đại học có thể giúp sinh viên có nhận thức đúng hơn về các kỹ năng cần có khi ra trường và làm việc thực tế. Cũng như có thể hiểu được mong muốn và yêu cầu của sinh viên kế toán trong cách thức đào tạo và sau đó có thể tiến hành mở rộng việc đào tạo, trau dồi thêm các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhận thấy được tính cấp thiết đó, nhóm đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của các sinh viên chuyên ngành kế toán ở Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng về các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán. 2. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay đã có khá nhiều bài nghiên cứu được thực hiện ở nhiều trường đại học khác nhau về nhận thức của các sinh viên về các kỹ năng cần thiết cho chuyên ngành kế toán cũng như công việc kế toán trong tương lai. Đầu tiên, nghiên cứu của Morgan (1997) tập trung vào kỹ năng giao tiếp chính bao gồm hai kỹ năng đó là giao tiếp bằng miệng và giao tiếp bằng văn bản của các học viên chuyên ngành kế toán tại Anh nhằm mục đích nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Morgan (1997) vẫn còn tồn tại một vài hạn chế đó là số lượng các kỹ năng được khảo sát còn thấp và kết quả nghiên cứu chủ yếu mang tính khái quát. Một nghiên cứu khác của Usoff & Feldmann (1998) tiến hành khảo sát về kỹ năng kế toán trong hai khía cạnh kỹ thuật và phi kỹ thuật của sinh viên kế toán. Mẫu của nghiên cứu này không chỉ đảm bảo được số lượng mẫu thích hợp mà còn có sự gắn kết mật thiết đến nhận thức của sinh viên kế toán. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sinh viên đã tốt nghiệp và sinh viên năm cuối dường như nhận thức rõ hơn về sự nhấn mạnh nghề nghiệp về các kỹ năng phi kỹ thuật, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng văn bản được đánh giá cao hơn so với các sinh viên năm đầu. Tiếp theo là nghiên cứu của Kavanagh & Drennan (2008), nghiên cứu đã m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liệu mức độ tích lũy có cân xứng với tầm quan trọng của các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán góc nhìn từ sinh viên chuyên ngành Kế toán ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 849 LIỆU MỨC ĐỘ TÍCH LŨY CÓ CÂN XỨNG VỚI TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT TRONG NGHỀ KẾ TOÁN? GÓC NHÌN TỪ SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN Nguyễn Thị Xuân Trang - Nguyễn Thị Thu Hoài Huỳnh Thị Kim Loan - Nguyễn Thị Quỳnh Như Trương Thị Ái Ny - Hoàng Thị Anh Thư Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Bài báo này nghiên cứu nhận thức của sinh viên năm cuối chuyên ngành Kế toán của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng về tầm quan trọng và mức độ tích lũy của các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy theo nhận thức của sinh viên thì khả năng tích lũy của sinh viên chưa thật sự đáp ứng được tầm quan trọng của các kỹ năng; đồng thời phần lớn các kỹ năng thuộc về năng lực chuyên môn như Kỹ năng ghi sổ, Kỹ năng về thuế, hay Kỹ năng lập báo cáo tài chính cần được cải thiện hơn để đáp ứng theo mong muốn của các sinh viên. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhà trường không chỉ đánh giá được nhận thức của sinh viên mà còn có thể đưa ra các giải pháp để giúp sinh viên hoàn thiện trên cả hai phương diện kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm bằng cách đổi mới khung chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra sao cho phù hợp hơn theo nhu cầu của người học. Từ khóa: Nhận thức, sinh viên, kỹ năng, kế toán. IS ACCUMULATION LEVEL OF NECESSARY SKILLS AND COMPETENCIES IN ACCOUNTING PROFESSION COMMENSURATE WITH THEIR IMPORTANCE? A POINT OF VIEW FROM ACCOUNTING STUDENTS Abstract This paper investigates the perception of final year accounting students at University of Economics - the University of Danang about the importance and accumulation level of necessary skills and competencies in the accounting profession. Research results show that according to students' perception, students' accumulation ability did not really meet the importance of skills; at the same time, most of the skills in professional competence such as bookkeeping skills, tax skills, or financial reporting skills need to be improved to meet the needs of students. This paper can be a good reference for the university not only to assess students' perceptions but also offer solutions that help students to improve both professional skills and soft skills by updating the framework of training program as well as program learning outcomes to be more suitable according to the needs of learners. Keywords: perception, students, skills, accounting. 850 ICYREB 2021 | Chủ đề 4: Công nghệ tài chính và các chủ đề khác 1. Giới thiệu Trong thời đại 4.0 như hiện nay, chất lượng về nguồn nhân lực luôn được xem là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong tất cả các ngành nghề nói chung và chuyên ngành kế toán nói riêng. Để đạt được điều đó thì chất lượng đào tạo ở các trường đại học được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để góp phần đảm bảo được yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội. Tuy nhiên các trường đại học luôn tự đặt câu hỏi rằng họ có thể làm gì để đảm bảo cho các sinh viên kế toán khi ra trường có thể trở thành những lao động chất lượng cao. Đây thực sự là một vấn đề cấp thiết ở tất cả các trường đại học. Yêu cầu về nguồn nhân lực luôn thúc đẩy các trường đại học phải nâng cao và đổi mới chương trình đào tạo cho các sinh viên theo đúng xu hướng phát triển và nhu cầu của xã hội hiện nay. Để thực hiện được điều này một cách hiệu quả thì trước hết các trường đại học cần khai thác và tìm hiểu về nhận thức của các sinh viên thuộc chuyên ngành mà mình đang theo học dựa trên các kỹ năng cần thiết và mức độ quan trọng của từng kỹ năng trong công việc. Từ đó các trường đại học có thể giúp sinh viên có nhận thức đúng hơn về các kỹ năng cần có khi ra trường và làm việc thực tế. Cũng như có thể hiểu được mong muốn và yêu cầu của sinh viên kế toán trong cách thức đào tạo và sau đó có thể tiến hành mở rộng việc đào tạo, trau dồi thêm các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhận thấy được tính cấp thiết đó, nhóm đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của các sinh viên chuyên ngành kế toán ở Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng về các kỹ năng và năng lực cần thiết trong nghề kế toán. 2. Tổng quan nghiên cứu Cho đến nay đã có khá nhiều bài nghiên cứu được thực hiện ở nhiều trường đại học khác nhau về nhận thức của các sinh viên về các kỹ năng cần thiết cho chuyên ngành kế toán cũng như công việc kế toán trong tương lai. Đầu tiên, nghiên cứu của Morgan (1997) tập trung vào kỹ năng giao tiếp chính bao gồm hai kỹ năng đó là giao tiếp bằng miệng và giao tiếp bằng văn bản của các học viên chuyên ngành kế toán tại Anh nhằm mục đích nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Morgan (1997) vẫn còn tồn tại một vài hạn chế đó là số lượng các kỹ năng được khảo sát còn thấp và kết quả nghiên cứu chủ yếu mang tính khái quát. Một nghiên cứu khác của Usoff & Feldmann (1998) tiến hành khảo sát về kỹ năng kế toán trong hai khía cạnh kỹ thuật và phi kỹ thuật của sinh viên kế toán. Mẫu của nghiên cứu này không chỉ đảm bảo được số lượng mẫu thích hợp mà còn có sự gắn kết mật thiết đến nhận thức của sinh viên kế toán. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sinh viên đã tốt nghiệp và sinh viên năm cuối dường như nhận thức rõ hơn về sự nhấn mạnh nghề nghiệp về các kỹ năng phi kỹ thuật, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bằng văn bản được đánh giá cao hơn so với các sinh viên năm đầu. Tiếp theo là nghiên cứu của Kavanagh & Drennan (2008), nghiên cứu đã m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghề kế toán Kỹ năng ghi sổ Kỹ năng về thuế Kỹ năng lập báo cáo tài chính Hệ thống thông tin kế toánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán: Chương 3 - TS. Đào Nhật Minh
44 trang 127 0 0 -
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán
32 trang 97 0 0 -
Lý thuyết, bài tập và bài giải hệ thống thông tin kế toán: Phần 1
198 trang 70 0 0 -
10 trang 41 1 0
-
18 trang 41 0 0
-
Chuyển đổi số: Xu hướng và ứng dụng công nghệ - Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phần 2
147 trang 38 0 0 -
Bài tập tổng hợp môn hệ thống thông tin kế toán
18 trang 37 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Giới thiệu môn học - ThS. Trần Tuyết Thanh (2016 - 2slide)
2 trang 37 0 0 -
Hệ thống thông tin kế toán - Chương 5 Chu trình kinh doanh, chu trình doanh thu
82 trang 34 0 0 -
Hệ thống thông tin kế toán - Chương 4 Các công cụ mô tả hệ thống thông tin
40 trang 32 0 0