Danh mục

Liệu pháp phân tâm cổ điển - Cơ sở lý luận

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.26 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sigmund Freud (1856-1939) là cha đẻ của phân tâm học và đồng thời cũng là một nhà thực hành phân tâm. Theo Freud, hành vi của một con người được xác định bởi cả những yếu tố bên trong nội tâm (intrapsychic) lẫn những yếu tố trong mối quan hệ liên cá nhân (interpersonal). Con người không làm chủ được số phận của mình, vì hành vi được dẫn dắt bởi bản năng và việc thỏa mãn các nhu cầu sinh học cơ bản. Hành vi không có tính ngẫu nhiên mà đã được xác định bởi những trải nghiệm trong quá khứ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liệu pháp phân tâm cổ điển - Cơ sở lý luậnLIỆU PHÁP PHÂN TÂM CỔ ĐIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN BS Nguyễn Minh TiếnSigmund Freud (1856-1939) là cha đẻ của phân tâm học và đồng thời cũng là một nhà thực hành phân tâm.Theo Freud, hành vi của một con người được xác định bởi cả những yếu tố bên trong nội tâm (intrapsychic) lẫnnhững yếu tố trong mối quan hệ liên cá nhân (interpersonal). Con người không làm chủ được số phận của mình,vì hành vi được dẫn dắt bởi bản năng và việc thỏa mãn các nhu cầu sinh học cơ bản. Hành vi không có tính ngẫunhiên mà đã được xác định bởi những trải nghiệm trong quá khứ.Các mức độ nhận biết của tâm tríFreud (1935) phân chia hoạt động tâm trí thành ba khu vực với ba mức độ khác nhau về sự nhận biết: z Ý thức (consciouss): tầng mức hoạt động của tâm trí mà con người có thể nhận biết được thông qua tư duy, ý tưởng và cảm xúc. z Tiền ý thức (preconsciouss): làm phần ký ức có thể gợi nhớ lại được. z Vô thức (unconsciouss): theo Freud, đây là phần quan trọng nhất của bộ máy tâm trí vì đó phần quy định nên những hành vi của con người. Con người không thể nhận biết được những hoạt động đang diễn ra trong phần vô thức.Theo lý thuyết phân tâm, tầm quan trọng của các cảm xúc bên trong vô thức là ở chỗ chúng thường xuyên cốgắng thoát lộ lên trên phần ý thức và mỗi người đều phải cố gắng đầu tư năng lượng để giữ chúng lại bên trongvô thức. Freud xem con người luôn ở trong trạng thái xung đột nội tâm thường xuyên với những gì mà bản thânkhông tự nhận biết được.Cấu trúc của nhân cáchVề sau, trong khi vẫn giữ sự phân chia tâm trí thành ba mức độ nhận biết nêu trên, Freud đưa ra thêm lý thuyếtvề một cấu trúc nhân cách ba ngôi gồm cái Tôi (ego), cái Siêu Tôi (superego) và cái Ấy (id).Id tức “cái Ấy” bao gồm những bản năng, với hai loại bản năng quan trọng nhất là dục tính (sex) và hung tính(aggression). Chức năng cơ bản của cái Ấy là duy trì con người ở trong trạng thái thoải mái, không bị những áplực căng thẳng. Cái Ấy vận hành theo “nguyên lý khoái lạc” (pleasure principle) hướng đến sự thỏa mãn các nhucầu có tính bản năng. Nói chung, các xung năng từ cái Ấy (id impulses) chỉ đi vào phần ý thức khi cái Tôi ở trongtình trạng yếu kém. Cái Ấy hiện diện ngay từ lúc sinh ra, là thành phần chủ yếu của tâm trí một đứa bé sơ sinh.Cái Ấy chứa đựng những năng lượng của dục tính mà Freud gọi là libido.Cái Tôi (ego): Không giống như cái Ấy, cái Tôi không có sẵn vào lúc sinh ra, nhưng nó sẽ dần dần hình thành vàphát triển khi đứa trẻ tương tác với mội trường sống. Chức năng của cái Tôi là thực hiện việc kiểm soát bản thânvà hiểu biết thế giới bên ngoài. Trong giai đoạn đầu đời, đứa trẻ không thể phân biệt được các sự vật, và đó là lýdo chủ yếu khiến đứa bé con đang đói bụng có thể cho vào miệng tất cả những gì mà nó có được trong tay. Đứatrẻ khi đó vẫn không có được những cảm nhận về thế giới thực tại ở bên ngoài, và rồi trẻ sẽ phải học cách phânbiệt giữa thực tế khách quan và những hình ảnh bên trong tâm trí của nó. Cũng qua quá trình đó, đứa trẻ sớmnhận ra rằng việc tạo nên những hình ảnh trong tâm trí không hề giúp thỏa mãn được những nhu cầu của nó, vàhệ quả là trẻ bắt đầu phân biệt được giữa bản thân nó và thế giới bên ngoài, bắt đầu học cách tìm kiếm nhữngsự vật bên ngoài để phù hợp với những hình ảnh bên trong tâm trí của nó. Quá trình này tạo điều kiện cho cáiTôi tách biệt ra khỏi cái Ấy và được xem là quá trình đồng nhất hóa (identification). Đây là một trong những kháiniệm quan trọng nhất trong lý thuyết phân tâm.Trong khi cái Ấy có chức năng chủ yếu là nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân mà không cần xem xét đếnthực tế bên ngoài, thì cái Tôi lại phát triển vượt lên trên cái Ấy bởi vì bản thân con người cũng có nhu cầu phảigiải quyết những việc xảy ra trong thực tế. Cái Tôi đảm nhận việc điều hòa giữa cái Ấy và thế giới bên ngoài. Vìthế, cái Tôi vận hành dựa trên “nguyên lý thực tế” (reality principle), nó cố gắng kềm giữ việc tiêu hao nănglượng tâm trí cho đến khi xác định được một đối tượng ở bên ngoài thích hợp để thỏa mãn các nhu cầu của cánhân. Ở trẻ em đang lớn lên, sự phát triển dần của cái Tôi sẽ làm thay đổi dần hành vi nơi đứa trẻ. Khi trẻ biết rõvật gì ở bên ngoài có thể giúp nó thỏa mãn được cơn đói, nó sẽ ngưng dần việc bỏ tất cả mọi thứ vào miệng. CáiTôi sau đó sẽ trở nên là thành phần chủ đạo trong nhân cách con người.Cái Siêu Tôi (superego): Tiến trình đồng nhất hóa cũng quan trọng trong sự phát triển của cái Siêu Tôi. Nhữngđối tượng đầu tiên trong thế giới bên ngoài giúp thỏa mãn các nhu cầu của đứa trẻ chính là cha mẹ của nó. Ngaytừ giai đoạn phát triển đầu đời, trẻ cũng nhận ra rằng ngay cả những con người quan trọng đó cũng có lúc khôngchấp nhận những biểu hiện từ các xung năng của nó. Cha mẹ hành xử như những người gìn giữ kỹ cương, thôngqua các quá trình thưởng và ...

Tài liệu được xem nhiều: