Danh mục

Liêu trai chí dị - Phần 32

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 58.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huyện Thuận Thiên, tỉnh Hà Bắc, có núi Nùng Sơn. Trên núi, có chùa Chánh Ðô. Trong huyện, có thương gia họ Trần, rất giàu có, mở một cửa tiệm lớn ở chợ huyện. Trần ông góa vợ, có một trai tên Quân, đậu cử nhân. Trần Quân thuật chuyện: Trước kia, nhà sư trụ trì chùa Chánh Ðô mở lớp dạy học, thu học phí vào cuối tháng. Dân chúng trong vùng cho con lên theo học rất đông
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liêu trai chí dị - Phần 32 Phần 32 Chử SinhSư môn phong nghĩa cảm bình sinhHiếu học lân tài lưỡng dụng tìnhTự thị tư văn đồng cốt nhụcBáo ân nguyên bất vấn u minhHuyện Thuận Thiên, tỉnh Hà Bắc, có núi Nùng Sơn. Trên núi, có chùa Chánh Ðô. Tronghuyện, có thương gia họ Trần, rất giàu có, mở một cửa tiệm lớn ở chợ huyện. Trầnông góa vợ, có một trai tên Quân, đậu cử nhân. Trần Quân thuật chuyện:Trước kia, nhà sư trụ trì chùa Chánh Ðô mở lớp dạy học, thu học phí vào cuối tháng.Dân chúng trong vùng cho con lên theo học rất đông. Trần ông cũng cho con lên theohọc. Trong đám học trò có một nho sinh vừa giỏi lại vừa chăm, được nhà sư cho cưngụ ngay trong chùa. Trần Quân ưa thích nho sinh ấy lắm, muốn được kết bạn. Mộthôm, Trần Quân tới gần làm quen, nói:Ðệ họ Trần. Huynh họ chi? Nho sinh đáp:Ðệhọ Chử Hỏi: Phải chăng quê huynh cũng ở vùng này? Ðáp:Chẳng phải! Quê đệ ởhuyện Ðông Sơn, tỉnh Triết Giang! Vì hợp tính nhau, chẳng bao lâu, hai người trởthành bạn thân.Cuối năm, học trò ở xa đều xin phép về quê ăn Tết, duy có Chử sinh là không xin về.Trần Quân ngạc nhiên, hỏi:Sao huynh không xin phép về quê ăn Tết? Chử sinhđáp:Ðường thì xa mà nhà thì nghèo, đệ không có tiền về, phải ở lại đây đi làm đểkiếm tiền trả học phí! Hỏi:Huynh có hay học khuya không? Ðáp:Có! Ðêm nào đệcũng thức khuya để học cho khỏi uổng học phí vì kiếm tiền vất vả lắm! Thời gian đệhọc trong hai ngày có thể nói là bằng thời gian các bạn đồng môn học trong ba ngày!Trần Quân cảm phục lắm, nói:Ðệ muốn về xin phép gia nghiêm cho lên đây ở chungvới huynh để học, huynh có chịu không? Chử sinh lắc đầu, can:Không nên! Nhà sưchùa này văn chương dở lắm, chẳng đáng làm thày mình lâu đâu. Ở Triết Giang, vùngquê đệ, có vị túc nho, văn chương giỏi lắm, đáng làm thày mình. Tiên sinh sang vùngnày kinh doanh song vì còn thiếu vốn nên tạm thời phải mở lớp dạy học ở cửa PhụThành, nhận học trò nội trú. Hết tháng này, đệ sẽ xin thôi học ở đây để sang đó xintheo học. Huynh cũng nên sang đó mà xin theo học! Hỏi:Ai thế? Ðáp:Lã tiên sinh!Trần Quân bèn về xin cha cho mình tới nội trú ở nhà Lã tiên sinh. Trần ông chấpthuận.Cuối tháng, hai người trang trải xong học phí cho nhà sư rồi rủ nhau tới nhà Lã tiênsinh, xin nội trú để theo học. Tiên sinh nhận lời, cho hai người ở chung một phòng. Haingười bèn dọn tới ở nhà thày, ban ngày cùng học một bàn, ban đêm cùng nằm mộtgiường. Chử sinh học rất thông minh, lướt mắt đọc một lần là nhớ, lắng tai nghe mộtlượt là thông nên được thày rất nể trọng.Tháng sau, một hôm Chử sinh xin thày cho mình về quê thăm nhà ít bữa. Trần Quânlấy làm lạ vì thấy trước kia, khi còn ở chùa, chẳng bao giờ Chử sinh xin về quê thămnhà, mà bây giờ mới tới đây học được có một tháng đã xin về. Mười ngày sau, thấyChử sinh chưa trở lại nhà thày, Trần Quân càng lấy làm lạ.Hôm sau, Trần Quân có việc phải lên chùa Thiên Ninh. Tình cờ nhìn thấy Chử sinhđang ngồi làm diêm ở hành lang chùa, Trần Quân kinh ngạc, vội chạy tới hỏi: Saohuynh lại nghỉ học? Thấy bạn tới, Chử sinh tỏ vẻ ngượng ngùng, đứng dậy nắm taybạn, nhìn thẳng vào mắt hồi lâu, rồi buồn bã đáp:Ðệ nghèo lắm, cuối tháng chẳng cóhọc phí nạp thày nên phải tới đây làm diêm để kiếm tiền nạp. Nạp xong, đệ mới xintheo học tiếp! Trần Quân cảm khái, suy nghĩ hồi lâu, rồi nói:Huynh hãy trở lại nhàthày học đi! Ðệ sẽ nạp học phí cho! Chử sinh lắc đầu, hỏi:Huynh lấy tiền ở đâu ramà nạp cho đệ? Trần Quân đáp:Ðệ đã có cách, xin huynh chớ hỏi! Chử sinh đứngsuy nghĩ hồi lâu rồi thở dài, nói:Nể lời huynh, đệ xin vâng! Nói xong, thu dọn đồnghề làm diêm, đem trả lại nhà chùa. Trên đường về nhà thày, Chử sinh dặn:Xinhuynh chớ tiết lộ chuyện đệ làm diêm với thày! Nếu thày có hỏi tại sao đệ về thămnhà lâu thế thì huynh cứ nói giùm là đệ bận việc nhà! Trần Quân gật đầu.Hôm sau, Trần Quân về nhà, lấy trộm tiền của cha, đem tới nạp thày, nói là tiền củaChử sinh gửi nạp học phí. Thày tưởng thực nên nhận. Mấy hôm sau, Trần ông kiểmsoát lại sổ sách thì thấy là mình bị mất tiền.Tháng sau, Trần Quân về thăm nhà. Trần ông hỏi: Mày có lấy trộm tiền của taokhông? Trần Quân thú thực:Thưa có! Hỏi:Mày lấy để làm gì? Ðáp:Con lấy đểgiúp người bạn họ Chử nạp học phí! Trần ông mắng: Sao mày ngu thế? rồi bắtTrần Quân phải xin nghỉ học.Chử sinh biết chuyện, ngượng quá, cũng xin nghỉ học theo. Tiên sinh hỏi:Sao lại xinnghỉ học? Chử sinh đáp:Con nghèo lắm, chẳng có học phí nạp thày nên Trần sinhphải lấy trộm tiền của thân phụ để nạp giùm con. Trần ông biết chuyện, bắt Trầnsinh phải xin nghỉ học. Vì thế, con ngượng quá, cũng xin nghỉ theo! Tiên sinhmắng:Không có tiền, sao chẳng nói? Bây giờ cứ ở lại đây mà học, chẳng phải nạptiền ăn, tiền ở, tiền học chi hết! Chử sinh lặng im, chẳng đáp. Tiên sinh bèn trả lạihọc phí cho Chử sinh, sai đem hoàn lại Trần ông. Từ đó, tiên sinh coi Chử sinh như conruột.Trần Quân nhớ bạn, tới lớp học mời Chử sinh đi uống rượu. Chử sinh từ chối. TrầnQuân cứ cố mời. Chử sinh vẫn từ chối. Trần Quân rơm rớm nước mắt, hỏi: Huynhmuốn tuyệt tình bạn hay sao? Chử sinh thở dài, đáp:Chẳng phải thế, song đi một lầnthì thành lệ, mà thành lệ thì tốn tiền của huynh! Nếu huynh hứa rằng vài ba tháng mớitới rủ một lần thì đệ xin vâng! Trần Quân gật đầu rồi mời đi. Chử sinh đành chiềubạn. Từ đó, cứ hai tháng một lần, Trần Quân lại tới lớp học mời Chử sinh đi uốngrượu.Hai năm sau, Trần ông mất. Trần Quân được thừa hưởng gia sản lớn của cha. Làmtang lễ cho cha xong, Trần Quân tới nhà tiên sinh xin theo học lại. Tiên sinh hỏi:Cógia sản lớn, còn xin theo học làm chi? Ðáp:Xin theo học để biết thêm nghĩa lý Tiênsinh bèn cho theo học. Tuy nhiên, vì bỏ học đã hai năm nên so với Chử sinh, chữ nghĩavăn chương của Trần Quân thua sút lắm.Nửa năm sau, thân mẫu tiên sinh mất ở Triết Giang. Trưởng nam tiên sinh là Lã Huỳnhbèn lên đường tới Hà Bắc rước cha về quê làm tang lễ cho bà nội. Vì nghèo quá, LãHuỳnh phải đi ăn xin ở dọc đường để tìm ...

Tài liệu được xem nhiều: