Thông tin tài liệu:
1- Lịch sử Percy Le Baron Spencer, ngày 8/10/1945 trình tòa bằng phát minh lò vi-ba Nam tước Spencer, kỹ sư vật lý hãng Raytheon -một trong những hãng chế tạo radar lớn nhất thế giới- nhận thấy rằng năng lượng tỏa ra trong các ống xử dụng cho radar tạo ra nhiệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lò Vi-ba Lò Vi-ba 1- Lịch sử Percy Le Baron Spencer, ngày 8/10/1945 trình tòa bằng phát minh lò vi-ba Nam tước Spencer, kỹ sư vật lý hãng Raytheon -một trong những hãng chế tạo radar lớn nhất thế giới- nhận thấy rằng năng lượng tỏa ra trong các ống xử dụng cho radar tạo ra nhiệt. Năng lượng điện từ này làm ông nảy ra một ý: ông lấy một nắm bắp khô gói vô trong một tờ giấy rồi đặt gói bắp vô trongrange của ống thì tức khắc những hạt bắp nổ thành bắp rang. Sau đó ông phát triển thành một chương trình áp dụng cho nhà bếpvà trình tòa lò vi-ba đầu tiên theo kiểu này. Lúc đó nó có tên là Radarange (do chữRadar và Range). Máy này có công suất 1600 watt. Nặng, cồng kềnh và đắt tiền, lúcđầu dùng cho bệnh viện va căng tin quânđội. Mãi đến năm 1967 hãng Amana ,một chi nhánh của Raytheon mới đưa cáclò micro-waves ra thị trường. Có những nguồn cho rằng Percy Spencer phát minh ra lò vi ba nhờ tình cờthấy miếng chocolat mà ông để gần bộ hướng sóng bị mềm đi khi ông làm việc vềradar cho viện kỹ thuật MIT ở Massachusetts năm 1945. Thấy có ích, phươngthức này được kỹ nghệ hóa dưới hình thức một cái máy hâm nóng thưc ăn Có nguồn khác cho rằng nước Anh đã sáng chế magnétron, máy tạora những làn sóng ngắn nhưng vào những năm 50 chínhhãng Raytheon Hoa Kỳ đã áp dụng máy magnétron để hâm nóng thức ăn vàđược làm cho hoàn hảo vào cuối thập niên 60 2- Cách vận hành Cũng như ánh sáng, các sóng radio và sóng X, sóng viba cũng là sóng điện từ.(electromagnétique). Sự khác biệt giữa các bức xạ này chỉ do vấn đề tần số:các sóng cực ngắn với tần số 2450 MHz (mégahertz), nằm giữa các sóng radio (từvài trăm KHz đến 300 MHz) và các sóng radar, các sóng này gần với các tia hồngngoại bắt dầu từ 300 GHz (gigahertz) đúng sát trước ánh sáng khả kiến. Bản chấtcủa chúng giống như ánh sáng và các sóng radar: đối với sóng vi-ba , thủy tinhhay sành sứ được xem như trong suốt nên sóng đi xuyên qua, còn các mặt phẳng kim loại thì giống như những tấm gương nên sóng bị phản chiếu trở lại. Trong một lò cổ điển, nguồn năng lượng bức xạ không những làm vật chất bị đốt nóng mà còn làm nóng luôn nguyên bộ lò và tất cả những gì trong lò như không khí, đồ đựng thức ăn,thực phẩm. Bộ máy micro-ondes (vi ba) thì khác: các sóng vi-ba được phản chiếu bởithành kim loại của lò và đi xuyên qua các đồ vật đựng thức ăn (thủy tinh, sành sứ,nhựa, giấy). Các sóng vi-ba tác động và làm nóng các phân tử chất béo, đường vànước (phần lớn thức ăn chứa 65 đến 95% nước) 3- Magnétron: Magnétron là máy phát điện có tần số rất lớn. Nó biến dòng điện thành bứcxạ vi-ba có tính điện từ nên magnétron là một máy phát sóng. Sóng viba từ máy phát được truyền theo ống dẫn sóng đến quạt phát tán đểđưa sóng ra mọi phía. Ở giữa lò,các sóng phân tán đếu đặn bằng cách phản chiếulên các thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử nước. Dưới tác dụng của điện từtrường, các nguyên tử hydrogen và oxygen thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong 1 giây Công suất 1200 đến 1700 watts trong đó 600-700 Watts dùng cho bức xạ ,và công suất còn lại thì dùng cho magnetron và quạt 4- Tại sao sóng vi-ba đốt nóng được? Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn:- Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn- Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn Ta biết rằng sóng kết hợp với một điện từ trường sẽ thay đổi chiều một cách định kỳ Như đã biết sóng điện từ có tần số 1 hertz, sẽ tạo ra một điện từ trường (nơi mà nó đi) thay đổi chiều 1 lần trong 1 giây) . Các sóng cực ngắn 2450 MHz đổi chiều 2,45 tỉ lần mỗi giây. Các phân tử nước phân cực: hai nguyên tử Hydrogen tạo cực dương trong khi các điện tử nằm phía bên kia của oxygen nghĩa là oxygen mang điện âmLàm thế náo để nước được đốt nóng? Các phân tử với nhau bằng nối Phân tử nước nối hydrogennước Phân tử nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxygen (O) và hai nguyên tửhydrogen (H). Chúng không mang điện. Tuy nhiên những electron có khuynhhướng kéo về nguyên tử oxygen (vì oxygen có tầng ngoài ...