Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 3)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 208.88 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
2.1.4. Nhịp nhanh nút nhĩ-thất (AV nodal tachycardia): + Vị trí ổ phát nhịp luôn luôn ở nút nhĩ-thất, được duy trì nhờ cơ chế “vòng vào lại”.+ Nguyên nhân: nhịp nhanh nút nhĩ-thất hay gặp ở các bệnh van tim, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim cấp tính, viêm phổi, nhiễm độc digitalis...+ Biểu hiện lâm sàng: hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, chán ăn, lịm, những người có cơn nhịp nhanh nút nhĩ-thất kịch phát khi hết cơn có triệu chứng đái nhiều. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 3) Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 3) PGS.TS. Ng.Phú Kháng (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.1.4. Nhịp nhanh nút nhĩ-thất (AV nodal tachycardia): + Vị trí ổ phát nhịp luôn luôn ở nút nhĩ-thất, được duy trì nhờ cơ chế“vòng vào lại”. + Nguyên nhân: nhịp nhanh nút nhĩ-thất hay gặp ở các bệnh van tim, bệnhthiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim cấp tính, viêmphổi, nhiễm độc digitalis... + Biểu hiện lâm sàng: hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, chán ăn, lịm,những người có cơn nhịp nhanh nút nhĩ-thất kịch phát khi hết cơn có triệu chứngđái nhiều. + Điện tim đồ: sóng P luôn âm tính ở đạo trình DII, DIII, aVF; sóng P cóthể đứng trước, hoặc ngay sau, hoặc hoà vào phức bộ QRS; tần số nhịp nhĩthường gặp 140-180ck/phút, nhưng cũng có khi đạt tới 250ck/phút. + Điều trị: giống như nhịp nhanh nhĩ, nếu có cơn nhịp nhanh nút nhĩ-thấtkịch phát, thì cấp cứu phục hồi nhịp xoang bằng: ATP (adenosin tri-phosphat)20 mg ~ 1ống tiêm tĩnh mạch trong 1-2 phút. Điều trị triệt để nhịp nhanh nút nhĩ-thất bằng phương pháp đốt nănglượng tần số radio qua ống thông, để cắt “vòng vào lại”. 2.1.5. Ngoại tâm thu trên thất (supraventricular ectopic beats): + Còn gọi là ngoại tâm thu nhĩ. + Ngoại tâm thu nhĩ là chỉ một ổ phát nhịp kích thích tim đập nằm ở nhĩngoài nút xoang. + Nguyên nhân: thường gặp ở những người bị bệnh phổi mạn tính, bệnhthiếu máu cơ tim cục bộ, viêm cơ tim, suy tim, nghiện rượu... + Ngoại tâm thu nhĩ không gây rối loạn nặng về huyết động, bệnh nhânchỉ có cảm giác nhịp tim đập không đều. + Điện tim đồ: sóng P’ biến dạng so với sóng P của nút xoang, P’- Q’ngắn, và P’ luôn đi trước phức bộ Q’R’S’. Nhịp ngoại tâm thu nhĩ có thể đến sớm, có nghỉ bù hoặc xen kẽ, hoặcdịch nhịp so với nhịp xoang. Nếu hơn 3 ngoại tâm thu nhĩ liên tiếp thay thế nhịpxoang thì được gọi là “phó tâm thu - Parasystole”. + Điều trị: Sau khi điều trị nguyên nhân, lựa chọn một trong các thuốc sau đây: . Quinidin 0,30 ~ 1 v/ngày, đợt 10-15 ngày. . Ajmalin (tachmalin) 50 mg ~ 1ống/ngày, tiêm bắp thịt, đợt 10-15 ngày. . Isoptin 75-150 mg/ngày, uống, đợt 10-15 ngày. . Rytmonorm (propafenon) 0,15 ~ 1- 2 v/ ngày, uống, đợt 15 ngày. 2.1.6. Cuồng động nhĩ (atrial flutter): + Cuồng động nhĩ là hoạt động của nhĩ do những xung động kích thíchbệnh lý chạy vòng tròn (có chu vi vài xentimet) ở nhĩ phải. + Nguyên nhân: cuồng động nhĩ hay gặp ở những bệnh nhân bị thiếu máucơ tim cục bộ, bệnh van 2 lá, viêm tràn dịch màng ngoài tim, bệnh tim-phổi mạntính, nhiễm độc hormon tuyến giáp... + Biểu hiện lâm sàng: phụ thuộc vào tần số nhịp thất/trong 1 phút (cơncuồng động nhĩ-nhanh kịch phát nhĩ-thất 200-250ck/phút) và tình trạng chứcnăng tim. Cuồng động nhĩ gây hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, ngất. + Điện tim đồ cuồng động nhĩ: không thấy sóng P của nhịp xoang màthay bằng sóng F, có tần số từ 200-350 ck/phút, biên độ giao động từ 2,5-3 mm;nếu cứ 1 sóng F có 1 phức bộ QRS thì gọi là cuồng động nhĩ 1:1; nếu 2 sóng Fmới có 1 phức bộ QRS thì được gọi là cuồng động nhĩ 2:1, bằng cách tính nhưvậy có thể gặp cuồng động nhĩ 3:1 , 4:1, ... Phức bộ QRS thường < 0,12 giây; nhưng nếu có blốc nhánh, ngoại tâmthu thất, hội chứng WPW thì phức bộ QRS > 0,12 giây. + Điều trị: - Cơn cuồng động nhĩ cấp tính: . Digoxin 1/4-1/2 mg pha vào dung dịch glucose 5% ~ 5-10 ml, tiêm tĩnhmạch chậm. . Verapamil 5-10 mg, tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 phút, sau đó 30 phúttiêm tĩnh mạch 10 mg, nếu không kết quả thì ngừng thuốc. Cả hai loại thuốc này hầu hết các trường hợp đều đưa được nhịp thấtvề bình thường hoặc phục hồi được nhịp xoang ngay sau tiêm ở những bệnh nhânchưa có suy tim ứ trệ. . Những cơn cuồng động nhĩ cấp tính ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp,suy tim ứ trệ hoặc sốc tim, điều trị tốt nhất là sốc điện ngoài lồng ngực với chếđộ đồng bộ, mức năng lượng 25j sẽ đạt hiệu quả phục hồi nhịp xoang hoặc chuyểnsang rung nhĩ. . Dẫn nhĩ vượt tần số ở tần số nhịp cao 350-400ck/phút, thường ứngdụng để điều trị cơn cuồng động nhĩ cấp tính ở bệnh nhân ở thời kỳ sau phẫuthuật tim vì đã có sẵn điện cực đặt tạm thời ở nhĩ. - Điều trị dự phòng cơn cuồng động nhĩ nhanh kịch phát: Lựa chọn một trong các thuốc sau đây để duy trì: digitalis,disopyramide, propafenone, flecainide, verapamil, propanolol, amiodarone, đốt bóHis bằng năng lượng tần số radio. - Điều trị cuồng động nhĩ mạn tính: duy trì nhịp thất 60-80ck/phút bằngmột trong các loại thuốc: digitalis, blốc β, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 3) Loạn nhịp tim và điều trị (Dysrhythmias and therapy) (Kỳ 3) PGS.TS. Ng.Phú Kháng (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.1.4. Nhịp nhanh nút nhĩ-thất (AV nodal tachycardia): + Vị trí ổ phát nhịp luôn luôn ở nút nhĩ-thất, được duy trì nhờ cơ chế“vòng vào lại”. + Nguyên nhân: nhịp nhanh nút nhĩ-thất hay gặp ở các bệnh van tim, bệnhthiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim cấp tính, viêmphổi, nhiễm độc digitalis... + Biểu hiện lâm sàng: hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, chán ăn, lịm,những người có cơn nhịp nhanh nút nhĩ-thất kịch phát khi hết cơn có triệu chứngđái nhiều. + Điện tim đồ: sóng P luôn âm tính ở đạo trình DII, DIII, aVF; sóng P cóthể đứng trước, hoặc ngay sau, hoặc hoà vào phức bộ QRS; tần số nhịp nhĩthường gặp 140-180ck/phút, nhưng cũng có khi đạt tới 250ck/phút. + Điều trị: giống như nhịp nhanh nhĩ, nếu có cơn nhịp nhanh nút nhĩ-thấtkịch phát, thì cấp cứu phục hồi nhịp xoang bằng: ATP (adenosin tri-phosphat)20 mg ~ 1ống tiêm tĩnh mạch trong 1-2 phút. Điều trị triệt để nhịp nhanh nút nhĩ-thất bằng phương pháp đốt nănglượng tần số radio qua ống thông, để cắt “vòng vào lại”. 2.1.5. Ngoại tâm thu trên thất (supraventricular ectopic beats): + Còn gọi là ngoại tâm thu nhĩ. + Ngoại tâm thu nhĩ là chỉ một ổ phát nhịp kích thích tim đập nằm ở nhĩngoài nút xoang. + Nguyên nhân: thường gặp ở những người bị bệnh phổi mạn tính, bệnhthiếu máu cơ tim cục bộ, viêm cơ tim, suy tim, nghiện rượu... + Ngoại tâm thu nhĩ không gây rối loạn nặng về huyết động, bệnh nhânchỉ có cảm giác nhịp tim đập không đều. + Điện tim đồ: sóng P’ biến dạng so với sóng P của nút xoang, P’- Q’ngắn, và P’ luôn đi trước phức bộ Q’R’S’. Nhịp ngoại tâm thu nhĩ có thể đến sớm, có nghỉ bù hoặc xen kẽ, hoặcdịch nhịp so với nhịp xoang. Nếu hơn 3 ngoại tâm thu nhĩ liên tiếp thay thế nhịpxoang thì được gọi là “phó tâm thu - Parasystole”. + Điều trị: Sau khi điều trị nguyên nhân, lựa chọn một trong các thuốc sau đây: . Quinidin 0,30 ~ 1 v/ngày, đợt 10-15 ngày. . Ajmalin (tachmalin) 50 mg ~ 1ống/ngày, tiêm bắp thịt, đợt 10-15 ngày. . Isoptin 75-150 mg/ngày, uống, đợt 10-15 ngày. . Rytmonorm (propafenon) 0,15 ~ 1- 2 v/ ngày, uống, đợt 15 ngày. 2.1.6. Cuồng động nhĩ (atrial flutter): + Cuồng động nhĩ là hoạt động của nhĩ do những xung động kích thíchbệnh lý chạy vòng tròn (có chu vi vài xentimet) ở nhĩ phải. + Nguyên nhân: cuồng động nhĩ hay gặp ở những bệnh nhân bị thiếu máucơ tim cục bộ, bệnh van 2 lá, viêm tràn dịch màng ngoài tim, bệnh tim-phổi mạntính, nhiễm độc hormon tuyến giáp... + Biểu hiện lâm sàng: phụ thuộc vào tần số nhịp thất/trong 1 phút (cơncuồng động nhĩ-nhanh kịch phát nhĩ-thất 200-250ck/phút) và tình trạng chứcnăng tim. Cuồng động nhĩ gây hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, ngất. + Điện tim đồ cuồng động nhĩ: không thấy sóng P của nhịp xoang màthay bằng sóng F, có tần số từ 200-350 ck/phút, biên độ giao động từ 2,5-3 mm;nếu cứ 1 sóng F có 1 phức bộ QRS thì gọi là cuồng động nhĩ 1:1; nếu 2 sóng Fmới có 1 phức bộ QRS thì được gọi là cuồng động nhĩ 2:1, bằng cách tính nhưvậy có thể gặp cuồng động nhĩ 3:1 , 4:1, ... Phức bộ QRS thường < 0,12 giây; nhưng nếu có blốc nhánh, ngoại tâmthu thất, hội chứng WPW thì phức bộ QRS > 0,12 giây. + Điều trị: - Cơn cuồng động nhĩ cấp tính: . Digoxin 1/4-1/2 mg pha vào dung dịch glucose 5% ~ 5-10 ml, tiêm tĩnhmạch chậm. . Verapamil 5-10 mg, tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 phút, sau đó 30 phúttiêm tĩnh mạch 10 mg, nếu không kết quả thì ngừng thuốc. Cả hai loại thuốc này hầu hết các trường hợp đều đưa được nhịp thấtvề bình thường hoặc phục hồi được nhịp xoang ngay sau tiêm ở những bệnh nhânchưa có suy tim ứ trệ. . Những cơn cuồng động nhĩ cấp tính ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp,suy tim ứ trệ hoặc sốc tim, điều trị tốt nhất là sốc điện ngoài lồng ngực với chếđộ đồng bộ, mức năng lượng 25j sẽ đạt hiệu quả phục hồi nhịp xoang hoặc chuyểnsang rung nhĩ. . Dẫn nhĩ vượt tần số ở tần số nhịp cao 350-400ck/phút, thường ứngdụng để điều trị cơn cuồng động nhĩ cấp tính ở bệnh nhân ở thời kỳ sau phẫuthuật tim vì đã có sẵn điện cực đặt tạm thời ở nhĩ. - Điều trị dự phòng cơn cuồng động nhĩ nhanh kịch phát: Lựa chọn một trong các thuốc sau đây để duy trì: digitalis,disopyramide, propafenone, flecainide, verapamil, propanolol, amiodarone, đốt bóHis bằng năng lượng tần số radio. - Điều trị cuồng động nhĩ mạn tính: duy trì nhịp thất 60-80ck/phút bằngmột trong các loại thuốc: digitalis, blốc β, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh nội khoa bệnh tim mạch tài liệu bệnh học đại cương bệnh lý tim mạch Loạn nhịp tim và điều trị Bệnh học nội khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng kỹ thuật máy học vào phân loại bệnh tim
9 trang 192 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 143 5 0 -
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 111 0 0 -
4 trang 82 0 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 trang 77 1 0 -
7 trang 72 0 0
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở một số bệnh nội khoa mạn tính
7 trang 68 0 0 -
Sổ tay Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa: Phần 2
179 trang 67 0 0 -
5 trang 60 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 58 0 0