Thông tin tài liệu:
.Loãng xương đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu và là gánh nặng trên ngân sách y tế ở mỗi quốc gia. Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương, một biến cố quan trọng trong đời người. Bệnh không những gây đau đớn, rối loạn tâm lý, biếng dạng xương, mà sau khi bình phục, bệnh nhân còn gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, hạn chế đi lại, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, và nhất là tử vong....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loãng xương - bệnh dịch thầm lặng.Loãng xương - bệnh dịch thầm lặngLoãng xương đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu và là gánh nặng trênngân sách y tế ở mỗi quốc gia.Ảnh minh họa.Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương, một biến cố quantrọng trong đời người. Bệnh không những gây đau đớn, rối loạn tâm lý,biếng dạng xương, mà sau khi bình phục, bệnh nhân còn gặp khó khăn trongcuộc sống hằng ngày, hạn chế đi lại, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, vànhất là tử vong. Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnhloãng xương được xếp tương đương với tai biến mạch vành (nhồi máu cơtim) trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và tai biến mạch máu não (đột quỵ)trong bệnh tăng huyết áp. Thế nhưng, hiện nay người ta rất quan tâm phòngtránh biến chứng tim mạch mà quên đi biến chứng gãy cổ xương đùi doloãng xương. Nguy cơ gãy xương đùi do loãng xương ở phụ nữ còn cao hơntất cả các nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồngtrứng cộng lại. Ở nam giới nguy cơ này cao hơn nguy cơ ung thư tiền liệttuyến. Khoảng 40% phụ nữ và 15% nam giới tuổi trung niên sẽ gãy xươngdo loãng xương ít nhất một lần trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.Để phòng tránh gãy xương do loãng xương cần xác định các yếu tố nguy cơgây loãng xương như di truyền, phụ nữ mãn kinh sớm, thể trạng nhỏ bé,nghiện rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống thiếu canxi, lười vận động và một sốbệnh nội khoa mãn tính khác. Đặc biệt những người cao tuổi, phụ nữ mãnkinh cần đo mật độ xương để xác định có loãng xương hay không để đượcđiều trị và có biện pháp phòng tránh gãy xương.Những năm gần đây ở Việt Nam vấn đề loãng xương và gãy xương cũngđược ngành y tế quan tâm. Để có mật độ xương tốt, xương khỏe và phònggãy xương cần loại bỏ những yếu tố nguy cơ như: không hút thuốc lá, khônglạm dụng bia rượu, chế độ dinh dưỡng hợp lý (bổ sung canxi và vitamin Dbằng thói quen uống sữa), thường xuyên tập thể dục thể thao, phòng tránh téngã, sử dụng thiết bị bảo vệ hông và phương tiện hỗ trợ khi di chuyển ởngười già có nguy cơ cao...Xương khỏe mạnh làm nên cuộc sống khỏe mạnh, cuộc sống khỏe mạnh làmnên tương lai vững chắc.