Danh mục

Loãng xương (Kỳ 1)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.72 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loãng xương (LX) là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mức độnặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh. LX được xếp tương đương với tay biến mạch vành ( nhồi máu cơ tim ) trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và tai biến mạch máu não ( đột qụy ) trong bệnh cao huyết áp. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loãng xương (Kỳ 1) Loãng xương (Kỳ 1) Tóm tắt Loãng xương (LX) là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Mức độnặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh. LX được xếp tương đương với tay biến mạch vành ( nhồi máu cơ tim ) trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và tai biến mạch máu não ( đột qụy ) trong bệnh cao huyết áp. Hiện nay, LX đang được coi là một bệnh dịch âm thầm (Osteoporosis: The Silent Epidemic Disease ) lan rộng khắp thế giới, ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do LX, và 51% số này sẽ ở các nước châu Á nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày còn rất thiếu calci, nơi mà việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh LX còn gặp rất nhiều khó khăn. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa: LX là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương cho con người. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng của xương. Khối lượng xương được thể hiện bằng: - Mật độ khoáng chất của xương (Bone Mineral Density –BMD) - Khối lượng xương (Bone Mass Content –BMC) Chất lượng xương phụ thuộc vào: - Thể tích xương - Vi cấu trúc của xương Thành phần chất nền - Thành phần chất khoáng của xương - Chu chuyển xương (Tình hình sửa chửa và tình trạng tổn thương vi cấu trúc của xương) Cấu trúc xương hình thái: - Vỏ xương (xương cứng) chiếm 80% toàn khung xương. - Bè xương (xương xốp) cấu trúc mạng lưới 3 chiều, giúp xương phát huy chức năng cơ học tối đa. Cấu trúc hóa học: - Protein chiếm 1/3, trong đó 90% là các collagen, cấu trúc dạng mạng lưới, bắt chéo giúp xương có sức chịu lực. - Chất khoáng chiếm 2/3, là những tinh thể, cấu trúc dạng đĩagắn vào mạng lưới collagen.Thành phần chính là Calcium, Phsporus,Magnhe… Chu chuyển xương - Quá trình xây dựng (Modeling ) · Xảy ra ở trẻ em · Tạo xương >> Hủy xương · Ở vị trí gần đầu xương · Làm xương thay đổi kích thước và tăng trưởng - Quá trình tái tạo ( Remodeling), tốc độ 2- 10% xương hàng năm · Xảy ra ở người lớn · Tạo xương = Hủy xương, tạoxương · Ở vị trí xương bị hủy để lấp đầy các hốc xương bị hủy · Xương được sửa chữa nhưng không thay đổi kích thước và không tăng trưởng - Chức năng của xương · Chức năng giá đỡ của cơ thể · Chức năng bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể: Bộ não, Tim, Phổi, Tủy sống , Ngũ quan, các cơ quan trong ổ bụng… · Chức năng vận động · Chức năng dự trữ Calcium (ngân hàng) · Chức năng điều hòa Ca +máu TÌNH HÌNH LX HIỆN NAY 1. Trên toàn Thế giới (Theo nhận định chung của IOF) - Trên LX là vấn đề y tế rất thường gặp: · Ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50. · Ở phụ nữ: nguy cơ bị gãy xương do LX > nguy cơ bị ung thư vú + ung thư buồng trứng. · Với tuổi thọ ngày càng tăng hiện nay, ngày càng nhiều người bị bệnh, đặc biệt là phụ nữ. - Bệnh LX diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị LX thường không biết mình bị bệnh, cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do LX thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Gãy xương do LX có thể xảy ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu. Đặc biệt ở người lớn tuổi, gãy đốt sống và gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh - Bệnh LX: dễ chẩn đoán, khi đã bị LX, điều trị có thể làm giảm 50% nguy cơ gãy xương. Nhưng, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm và điều trị sớm để ngăn ngừakhông cho gãy xương do LX xảy ra. - Điều trị LX rất tốn kém (chi phí trực tiếp cà gián tiếp). - Bệnh LX có thể phòng ngừa. · Khi Khối lượng xương đỉnh (Peak Bone Mass), khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành tăng 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do LX trong suốt cuộc đòi · Khối lượng xương đỉnh sẽ phụ thuộc vào : 1. Yếu tố cá thể: vấn đề di truyền, chuyển hóa, nội tiết của từng người. 2. Yếu tố dinh dưỡng: đặc biệt lượng Calcium và Protein trong chế độ ăn hàng ngày để cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình tạo xương. 3 .Yếu tố vận động thể lực để làm tăng quá trình tạo xương. ...

Tài liệu được xem nhiều: