Danh mục

Loãng xương ở nam giới

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.27 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nam giới cũng bị loãng xương. Ở nam giới cũng như ở phụ nữ, loãng xương có thể làm yếu bộ xương, làm cho xương dễ bị gãy. Vào tuổi 65, nam giới mất khối xương nhanh như ở phụ nữ. Theo bác sĩ Bart Clarke, một chuyên gia nội tiết chuyên về loãng xương ở Bệnh viện Mayo, Rochester, Minnesota, vào tuổi 75, 1/3 nam giới bị loãng xương. Từ tuổi này trở đi, loãng xương hay gặp cả ở nam và nữ. Mặc dù chưa có cách chữa khỏi loãng xương, bạn có thể ngăn ngừa hoặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loãng xương ở nam giới Loãng xương ở nam giới Nam giới cũng bị loãng xương. Ở nam giới cũng như ở phụ nữ, loãngxương có thể làm yếu bộ xương, làm cho xương dễ bị gãy. Vào tuổi 65, namgiới mất khối xương nhanh như ở phụ nữ. Theo bác sĩ Bart Clarke, mộtchuyên gia nội tiết chuyên về loãng xương ở Bệnh viện Mayo, Rochester,Minnesota, vào tuổi 75, 1/3 nam giới bị loãng xương. Từ tuổi này trở đi,loãng xương hay gặp cả ở nam và nữ. Mặc dù chưa có cách chữa khỏi loãng xương, bạn có thể ngăn ngừahoặc ít nhất là làm chậm tiến triển bệnh. Vì cho rằng loãng xương là bệnhcủa phụ nữ, rất nhiều nam giới bỏ qua các bước đơn giản mà họ nên thựchiện để phòng ngừa loãng xương. Dấu hiệu và triệu chứng Bạn có thể bị loãng xương rất lâu trước khi bạn biết là mình bị bệnh.Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, có thể xảy ra mà không cósự đè ép bất thường lên xương. Gãy cổ xương đùi, cột sống, cổ tay là haygặp nhất. Khi xương cột sống bị bệnh, chúng có thể lún. Nhưng gãy lún nàythường gây đau lưng nặng đột ngột và thậm chí dẫn đến giảm chiều cao. Lâudần những gãy lún phức tạp có thể gây ra còng và gù lưng. Hãy đến gặp bácsĩ nếu bạn có phối hợp những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: - Gãy xương sống, cổ xương đùi, hoặc cổ tay - Đau lưng - Thấp dần kèm theo gù lưng Nguyên nhân Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương, nguyên nhân ngoài tuổitác vẫn còn chưa rõ. Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mớiđể thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vìbạn hấp thụ ít calci và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương. Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương.Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạncó khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra,điều này là bình thường. Một số nam giới bị loãng xương không tích luỹ đủkhối xương dự trữ để bị tiêu đi khi về già. Một số người khác dự trữ đủnhưng lại bị mất đi nhanh. Loãng xương làm cho nền xương bị rỗ. Dưới kínhhiển vi, xương bị loãng giống như một cây cầu sắt có nhiều rầm cầu bị mất.Giống như cây cầu, nó không thể đứng vững trước sự quá sức hằng ngày. Các yếu tố nguy cơ Một số yếu tố nguy cơ của loãng xương nằm ngoài tầm kiểm soát củabạn: - Tuổi. Càng già, bạn càng có nguy cơ bị loãng xương. - Tiền sử gia đình. Bệnh loãng xương có tính chất gia đình. Nhữnggen điều hoà việc sử dụng calci và vitamin D là một yếu tố ở một số trườnghợp. Có cha mẹ, anh chị em bị loãng xương khiến bạn có nguy cơ lớn hơn,đặc biệt nếu anh ấy hoặc cô ấy có tiền sử gãy xương. - Chủng tộc. Bạn có nguy cơ lớn hơn nếu bạn là người da trắng hoặclà người châu Á. - Gầy và nhỏ. Nam giới gầy hoặc có khung người nhỏ bé có nguy cơloãng xương cao hơn vì họ thường có khối xương dự trữ ít hơn. Khoảng một nửa số trường hợp loãng xương nặng ở nam giới là docác yếu tố có thể kiểm soát được: - Thuốc. Dùng lâu dài corticosteroid có thể làm tổn thương xương.Các thuốc này gồm prednison, cortison, prednisolon và dexamethason.Những thuốc này thường được dùng để điều trị bệnh hen, viêm khớp dạngthấp và vẩy nến. Nếu bạn dùng steroid trong thời gian dài, bác sĩ có thể theodõi mật độ xương của bạn và khuyên dùng thêm thuốc để ngăn ngừa mấtxương. - Uống quá nhiều rượu. Rượu làm giảm tạo xương và cản trở khảnăng cơ thể hấp thu calci. Đối với nam giới, uống rượu nhiều là một trongnhững yếu tố nguy cơ hay gặp nhất gây loãng xương. - Hút thuốc lá. Nam giới hút thuốc dễ bị gãy cột sống gấp 2 đến 3 lầnso với nam giới không hút thuốc. - Rối loạn ăn uống. Nam giới bị chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăncó nguy cơ cao có mật độ xương thấp ở cổ xương đùi và thắt lưng. - Nồng độ testosteron thấp. Loãng xương ở nam giới có thể do nồngđộ testosteron thấp. (thiểu năng tuyến sinh dục). - Lối sống ít hoạt động. Nam giới không tập luyện thường xuyên cónguy cơ cao bị loãng xương. - Không đủ calci trong chế độ ăn. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mgcalci mỗi ngày. Nam giới ³ 65 cần ít nhất 1500 mg calci mỗi ngày. - Bệnh mạn tính. Một số bệnh có thể làm giảm khả năng cơ thể hấpthu calci hoặc có ảnh hưởng xấu khác đến mật độ xương. Các bệnh làm tăngnguy cơ loãng xương gồm đái tháo đường typ 1 (tên cũ là đái tháo đườngthanh thiếu niên hoặc đái tháo đường phụ thuộc insulin), bệnh bẩm sinh,bệnh Crohn, bệnh Cushing, bệnh thận mạn tính và bệnh phổi. Phát hiện Loãng xương có thể được điều trị tốt nhất nếu phát hiện trước khi khốixương bị mất quá nhiều. Bằng cách đo mật độ chất khoáng trong xương(BMD), bác sĩ có thể nói bạn đã bị mất bao nhiêu xương và tốc độ mấtxương. Bác sĩ có thể dự báo nguy cơ gãy xương của bạn và xác định liệuđiều trị có làm chậm sự mất xương hay không. Các cách để đo BMD gồm: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: