Danh mục

Lời khuyên dành cho mẹ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 83.55 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mách bạn vài cách dỗ bé khi tắm rửa, làm vệ sinh cho bé: 1. Bé quấy khóc khi bố mẹ đặt vào bồn tắm? Hãy dùng chậu nhỏ và cho ít nước để bé không có cảm giác sợ hãi. Nếu cần thì đặt bé vào bồn tắm trong khi vẫn còn tã quấn quanh người, như vậy sẽ làm cho bé yên tâm hơn. 2. Bé khóc khi bị nước hoặc bọt xà phòng bắn vào mắt? B
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lời khuyên dành cho mẹ Lời khuyên dành cho mẹMách bạn vài cách dỗ bé khi tắm rửa, làm vệ sinh cho bé:1. Bé quấy khóc khi bố mẹ đặt vào bồn tắm? Hãy dùng chậu nhỏ và cho ítnước để bé không có cảm giác sợ hãi. Nếu cần thì đặt bé vào bồn tắmtrong khi vẫn còn tã quấn quanh người, như vậy sẽ làm cho bé yên tâmhơn.2. Bé khóc khi bị nước hoặc bọt xà phòng bắn vào mắt? Bạn cần dùng loạidầu gội dành riêng cho trẻ em để tránh cay mắt, không nên dùng vòi hoasen tắm cho bé, nếu có thể thì đeo cho bé một loại kính chuyên dùng trongbể bơi.3. Bé không thích cắt móng tay móng chân? Bạn hãy chờ lúc bé thậtngoan, tốt nhất là khi bé ngủ chẳng hạn, để làm việc này, tránh tình trạngbé ngọ nguậy rất nguy hiểm. Kéo dùng để cắt móng chân, móng tay chotrẻ nên có đầu tròn chứ không phải là loại đầu nhọn.Trẻ sơ sinhKhông nên cho bé uống trà đen hay trà xanhChúng ta đều biết rằng trẻ rất cần được uống nước thường xuyên, nhưngriêng với trẻ dưới một tuổi, các bậc cha mẹ cần chú ý không cho con uốngtrà đen hay tà xanh. Nguyên nhân là do nước trà làm giảm khả năng hấpthụ sắt, trong khi trẻ sơ sinh năm đầu tiên dễ mắc bệnh thiếu sắt trongmáu. Vì vậy nước uống tốt nhất cho trẻ là nước đun sôi để nguội, nướchoa quả tươi nấu chín hoặc các loịa trà dành riêng cho trẻ nhỏ chiết xuấttừ hoa quả và thảo dược. Hãy cho bé uống từ từ, từng tí một, để tránh tìnhtrạng thận bị quá tải.Trẻ 1 tuổiĐừng tiếc kiệm tiền giày của béKhi bé bắt đầu đứng được trên đôi chân của mình, bạn cần thay giày vảimềm cho con bằng loại giày khác dày và cứng hơn. Bạn không nên muanhững đôi giày rẻ tiền (bởi nghĩ rằng chẳng bao lâu chân bé sẽ dài ra).Bạn đừng quên là một đôi giày chất lượng tốt giúp cho chân bé phát triểnkhỏe mạnh, không bị vẹo bàn chân hay khớp chân. Nên chọn những đôigiày làm từ da thật, có phần gót bó chặt, đế giày không trơn, và kích cỡcủa giày có thể dài hơn bàn chân của bé từ 5-7mm.Trẻ 2 tuổiBé không keo kiệt!Nếu bé cứ khăng khăng không chịu nhường đồ chơi của mình cho ngườikhác, bạn sẽ phản ứng ra sao? Hẳn bạn sẽ trách bé không biết nhườngnhịn? Không đúng đâu! Trẻ em một tuổi rưỡi hoặc thậm chí hai tuổi đềuchưa có khái niệm phải nhường đồ chơi của mình cho người khác.Trường hợp bé tự nguỵện đưa cho bạn mình vật gì đó đang cầm trên tayhoàn toàn không thể hiện bé là người tốt bụng. Điều đó có nghĩa là bé sẽtự do lấy đồ vật của người khác mà không nhận thức được ranh giới củatôi, của anh. Chỉ khi nào bé phân biệt và ý thức được thế nào là của tôi,bé mới trở thành người biết tôn trọng sở hữu của người khác.Trẻ từ 3 đến 5 tuổiNào cùng xây nhà nhéBạn có thể mua cho con vô số đồ chơi đắt tiền, nhưng bạn cũng có thểnghĩ ra những trò chơi vừa đơn giản vừa hấp dẫn mà không quá tốn kém.Này nhé, đứa trẻ nào mà chẳng thích chơi trò xây nhà? Bạn có thể kiếmmột chiếc bàn con hay một chiếc thùng các tông to, tìm một miếng vải cũđậy lên, thế là thành một ngôi nhà rồi đấy. Hãy cho con vẽ cửa sổ hay cácviên gạch lên ngôi nhà của mình, dùng gối giả làm giường đệm trong nhà,còn tủ thì làm bằng vài chiếc hộp các tông nhỏ hơn. Nói chung bất kỳ loạihộp giấy to nào cũng có thể biến thành một ngôi nhà cho trẻ mải mê chơivài ngày, thậm chí hàng tuần.Trẻ trên 6 tuổiDạy con tính tự lậpHẳn ai trong chúng ta cũng từng rơi vào tình huống bực mình sau: đãmuộn giờ đi học hay đến phòng khám bệnh, nhưng con bạn thì vẫn mảimê với trò chơi của mình mà không chịu tự mặc quần áo, đi giày dép. Cácông bố bà mẹ trẻ thường rất bực mình vì sự lề mề của con cái, nhất là khitrẻ đã lớn. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến nguyên nhân sâu xa, vì saocon bạn lại có tính chậm chạp, không tự lập ấy không? Hoặc là từ hồi concòn nhỏ, bạn ít quan tâm dạy con tính tự lập, hoặc còn có một khả nănghoàn toàn ngược lại- bạn quá khắt khe bắt con phải tự lập, khiến trẻbướng bỉnh chống lại. Trên thực thế đôi khi bố mẹ nên giúp con mặc quầnáo trước khi ra đường, nếu thấy con mệt hoặc không tự kéo khóa áokhoác hay đi giày được, song đừng quên vừa giúp con vừa nhắc nhở: Bốmẹ giúp con lần này vì con mệt hoặc vì cả nhà vội đi, còn từ lần sau conphải tự mặc quần áo lấy nhé. Nên lưu ý một điều tế nhị - không bao giờtrách con hay nhắc nhở con trước mặt người khác, vì làm thế trẻ sẽ bịmặc cảm, tự tị, thậm chí mất cả ý muốn học tính tự lập nữa. ...

Tài liệu được xem nhiều: