Trong toàn bộ sự nghiệp của đất nước, đang vươn lên mạnh mẽ, ngành y dược trong đó có y dược học cổ truyền, chỉ giữ một vị trí rất khiêm tốn; nhưng không phải vì thế mà không đảm bảo có sự tập trung cần thiết, để sớm đưa ngành đi lên, cùng một nhịp với các ngành khác. Sau đây xin được nêu một số suy nghĩ về công nghiệp hóa nền đông dược trong khuôn khổ của việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Theo nguyên tắc chung, công nghiệp hóa gồm hai giai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lối nào công nghiệp hóa nền đông dược Việt Nam? Lối nào công nghiệp hóa nền đông dược Việt Nam? Trong toàn bộ sự nghiệp của đất nước, đang vươn lên mạnh mẽ, ngànhy dược trong đó có y dược học cổ truyền, chỉ giữ một vị trí rất khiêm tốn;nhưng không phải vì thế mà không đảm bảo có sự tập trung cần thiết, để sớmđưa ngành đi lên, cùng một nhịp với các ngành khác. Sau đây xin được nêumột số suy nghĩ về công nghiệp hóa nền đông dược trong khuôn khổ của việccông nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Theo nguyên tắc chung, công nghiệp hóa gồm hai giai đoạn cần được hoànthiện mới đạt được trình độ cao: giai đoạn đầu là sản xuất sản phẩm tiêu dùng; giaiđoạn hai là sản xuất tư liệu sản xuất. Trong phạm vi dược học cổ truyền, vấn đềtrước mắt là sản xuất các sản phẩm đông dược, theo cơ chế công nghiệp. Còn việcsản xuất ra các trang thiết bị phục vụ sản xuất đông dược sẽ được nghiên cứu tronggiai đoạn sau. Cho đến nay, sản xuất đông dược ở nước ta mang tính chất thủ cônghay bán thủ công là chủ yếu, có được cơ khí hóa ít nhiều, ở mức độ thấp, trừ mộtvài xí nghiệp dược phẩm được trang bị đồng bộ theo hướng khá hiện đại, nhưngcũng mới trên một số sản phẩm nhất định, chưa có tính chất phổ biến, tỉ trọng đạtđược hãy còn thấp. Thật ra, nói đến đông dược, người ta nghĩ ngay đến cây con làm thuốc, chủyếu là cây thuốc, đang được sử dụng phổ biến ở các nước mà thành phần nôngnghiệp còn là chính. Mà nói đến cây thuốc, tức là đề cập đến việc thu hái hoangdại, và một phần đến việc trồng trọt với tất cả các vấn đề có liên quan như kỹ thuậttrồng, cây giống và phân, hàm lượng hoạt chất và công dụng, chế biến từ mức thôsơ đến trình độ kỹ thuật cao như sao tẩm, nấu cao, chiết xuất hoạt chất. Đặt vấn đềcông nghiệp hóa đông dược, có nghĩa là xử lýcác vấn đề trên đây. Công nghiệp hóa khâu nguyên liệu: Trước hết, phải giảm dần đi đến chấm dứtthu hái hoang dại. Một mặt, đi đôi với sự pháttriển nông nghiệp, canh tác được mở rộng, phầnmọc hoang dại sẽ thu hẹp rất nhiều, không đảm bảo thu gom đủ số lượng cần thiết.Mặt khác, sản phẩm thu hái thiên nhiên không đảm bảo được sự đồng nhất trongthành phần, và chất lượng, nên không đáp ứng đúng với các tiêu chuẩn của nguyênliệu ban đầu theo yêu cầu của công nghiệp. Trong giai đoạn giao thời, có thể kéo dài 5-10 năm, nhất là ở miền núi, sảnphẩm hoang dại còn có thể được sử dụng trong các trường hợp bắt mạch bốc thuốcriêng lẻ, nhưng về lâu dài, nhất định phải nhường chỗ cho sản phẩm trồng trọt.Ngay yêu cầu xuất khẩu cũng đòi hỏi tiêu chuẩn cao, nhất là khi hội nhập, tìnhtrạng cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn. Công nghiệp hóa khâu trồng trọt: Do nhu cầu ngày càng tăng, cả trong nước và trên thế giới, nhất là trong xuthế toàn cầu hướng về cây thuốc, khâu trồng trọt cần được mở rộng theo quy môlớn, với những biện pháp ngày càng hiện đại, với cơ giới hóa, hóa học hóa. Dophần lớn các sản phẩm nông nghiệp này là nguyên liệu cho công nghiệp, nên phảithực hiện việc nghiên cứu sâu về nhiều mặt như: thổ nhưỡng, kỹ thuật trồng trọt,biện pháp giống và phân, thuốc trừ sâu, nhằm đảm bảo chất lượng cơ bản củathuốc. Lấy thí dụ cây thanh hao chẳng hạn. Những năm đầu, khi phát hiệnartemisinin có trong cây Artemisia annua có tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét,việc thu mua hoang dại cây thanh hao đã bấp bênh về số lượng, mà cũng khôngđảm bảo có hàm lượng hoạt chất cao, nên việc trồng trọt đại trà là yêu cầu bứcthiết để có thể cung cấp khối lượng lớn nguyên liệu cần thiết. Kèm theo đó, còn cóthời điểm và kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, mỗi công đoạn đều cầnđược quy định cụ thể nhằm đạt hiệu quả điều trị và giá thành hạ. Với việc bệnh sốtrét nổ bùng trở lại trên thế giới, và việc Tổ chức Y tế Thế giới công nhận tác dụngcủa artemisinin, nhu cầu càng tăng cao, việc mở rộng trồng cây thuốc này theo lốicông nghiệp đang trở thành một vấn đề thời sự. Một số cây có nhu cầu ít, nằm trong phạm vi các toa thuốc nam sử dụng tạichỗ ở cơ sở, còn có thể trồng tại các vườn thuốc nam hay vườn rau gia đình,nhưng trong giai đoạn công nghiệp hóa, các vườn thuốc không giữ được vị tríngày xưa, khi việc trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình và tại trạm y tế cơ sởkhông còn là biện pháp chủ yếu để cung cấp thuốc men cho dân. Song song còn có việc chọn và giữ giống để tái sản xuất và sản xuất mởrộng. Ngay trước mắt bây giờ, cũng đâu phải đi sâu vào các biện pháp sinh học,nuôi cấy mô, kỹ thuật gen nhằm tạo những cây thuốc cao sản có hàm lượng hoạtchất cao. Công nghiệp hóa khâu chế biến: Với dân số ngày càng đông và nhu cầu ngày càng lớn về các dược phẩmbào chế từ cây thuốc, phải có sự thay đổi cơ bản về cách nghĩ và cách làm trongviệc sản xuất đông dược. Thông thường, đông y dược thường có 3 dạng: - Dạng thuốc sống: Dùng ngay sau khi thu hái, chỉ cần rửa sạch, sau đó đembộ phận được dùng nấu (uống nước, ăn cái), hấp (để ăn), giã nát (dùng bã để đắp,nước vắt để uống hay xoa bóp). - Dạng thuốc chín: Cây thuốc sau khi thu hoạch, được phơi khô, hoặc saotẩm, hay chế thành thuốc phiến. Thường là thành phần của các thang thuốc dùngđể sắc uống. - Từ thuốc sống hay chín: được gia công, bào chế để thành các loại cao,đơn, hoàn, tán, có khi là cồn thuốc, thuốc nước, thuốc xoa. Công nghiệp hóa ở đây chủ yếu là cơ khí hóa thay cho thủ công. Một mặt,đảm bảo dược liệu, nguyên liệu dược ban đầu được đồng nhất, giữ thành phần vàhàm lượng hoạt chất không thay đổi. Mặt khác, những máy móc ngày càng tinh visử dụng các biện pháp lý hóa cần thiết để thay thế các công đoạn hoặc biện phápthô sơ trước kia. Hệ thống sắc thuốc hàng loạt của Trung Quốc đang được sử dụngở một số bệnh viện đông y ở nước ta là một thí dụ trong cuộc công nghiệp hóa ởmức thấp. Các dạng “cao đơn hoàn tán” cổ điển của dược học cổ truyền thích hợp với ...